Ba tàu sân bay và các nhóm tàu tác chiến, máy bay chiến đấu của Mỹ đã hoàn thành một bài diễn tập quân sự hiếm có với Hàn Quốc và Nhật Bản vào thứ Hai (13/5) tại Tây Thái Bình Dương. Các cuộc diễn tập quân sự đã gửi đi thông điệp cứng rắn đến nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong Un.
Cuộc tập trận diễn ra sau nhiều lần Triều Tiên đe dọa tấn công vũ khí hạt nhân.
Trong lần đe dọa gần đây nhất, Triều Tiên nói rằng Mỹ sẽ phải đối mặt với một “vực thẳm diệt vong”.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên đã tuyên bố ngày 8/11 rằng: “Tốt hơn hết Mỹ nên quyết định… nếu không muốn có thảm họa hạt nhân khủng khiếp và thảm khốc”.
Các tàu chiến USS Ronald Reagan, USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt đã tham gia các cuộc diễn tập quân sự ở Tây Thái Bình Dương từ ngày 11-14/11.
Một phát ngôn viên ở hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, nhóm tác chiến có thể cải thiện khả năng tương tác thông qua các bài tập luyện như vậy.
“Tình hình phức tạp. Rõ ràng, rất nhiều tàu và nhiều bộ phận cùng chuyển động. Nhưng bạn nhận ra được cách thức để vận hành và phối hợp nhiều tàu với nhau”, Nicole Schwegman, Phòng Thông tin Công cộng Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói.
Vị trí chính thức mà các tàu sân bay của Hải quân Mỹ tiến hành các buổi diễn tập chủ yếu để huấn luyện và thể hiện sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực.
“Đây là một cơ hội hiếm hoi để huấn luyện 2 tàu sân bay cùng nhau, và thậm chí hiếm khi có thể huấn luyện được 3 chiếc”, Scott Swift, Tư lệnh Hải quân Mỹ, tuyên bố.
Ông nói, “nhiều hoạt động của các lực lượng tấn công tàu sân bay rất phức tạp”. Ông nói thêm, họ nói chuyện về “cam kết mạnh mẽ” của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đối với an ninh và ổn định của khu vực”.
Tuy nhiên, các bài tập này cũng gia tăng sức mạnh quân sự được Tổng thống Donald Trump thông qua nhằm thúc đẩy ông Kim Jong Un đàm phán chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân.
Tàu chiến Nimitz và nhóm tác chiến sẽ trở lại Mỹ vào một thời điểm không được tiết lộ, và tàu chiến USS Roosevelt sẽ trở vị trí của mình ở Hạm đội 5, nơi nó tham gia “chiến lược nhổ tận gốc” (Operation Inherent Resolve), chiến đấu với ISIS ở Irag và Syria. Còn hiện nay, cả hai tàu này đã tạm dừng ở Hạm đội 7 và cùng tham gia tập trận ở bán đảo Triều Tiên.
Hải quân cho biết các tàu tiến hành tập trận phòng không, giám sát trên biển, huấn luyện chiến đấu phòng không và các loại đào tạo khác.
Đây là lần đầu tiên ba tàu sân bay hoạt động cùng nhau từ năm 2007, khi họ tập trận để có thể phản ứng nhanh chóng với bất kỳ tình huống nào trong khu vực.
Châu Á Thái Bình Dương là vị trí chiến lược của lực lượng Hải quân Mỹ khi căng thẳng nóng lên trên bán đảo Triều Tiên và biển Đông. Trung Quốc yêu sách nhiều hơn với vùng biển đã được một số quốc gia khác tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của họ theo luật quốc tế.
Hạm đội 7 thường tiến hành các cuộc tập trận quân sự tại khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Đông, cùng với các đồng minh ở khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc gần đây đã kêu gọi một năm trừng phạt kinh tế nhằm vào Hàn Quốc sau khi nước này không đồng ý triển khai thêm hệ thống tên lửa đạn đạo, tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và ký một hiệp ước quân sự 3 bên với Nhật Bản và Mỹ.
Tên lửa đạn đạo và thử nghiệm bom hạt nhân của Triều Tiên đã khiến cả 3 nước tăng cường các cuộc tập trận quân sự 3 bên.
Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc tập trận với những đồng minh khu vực khác.
Tờ Rodong Sinmun của nhà nước Triều Tiên đã lên án một cuộc tập trận như vậy trong bài xã luận hôm Chủ Nhật (12/11).
Bài xã luận mô tả một cuộc tập trận 3 bên của Mỹ, Australia và Hàn Quốc tiến hành ngoài khơi Hàn Quốc “như là một âm mưu quân sự không thể chấp nhận” được thực hiện bởi “những lực lượng bị giật dây” của Hàn Quốc.
Bài viết cảnh báo rằng, “rõ ràng là giai đoạn chiến tranh thảm khốc sẽ tới”.
Các bài tập bao gồm tàu khu trục Mỹ USS Chafee và các tàu của Hải quân Hàn Quốc và Hải quân Hoàng gia Úc.
Ba quốc gia này đã thực hiện “các hoạt động ngăn chặn hàng hải” nhằm phá huỷ các đường dây cung cấp và tàu của đối phương trước khi chúng có thể gây thiệt hại.
Bạch Vân, theo Epoch Times