Tinh Hoa

3 lý do tại sao Hồng Kông quan trọng với Trung Quốc: Tiền, Tiền, Tiền

Khi tình tình ở Hồng Kông ngày càng căng thẳng, Bắc Kinh chủ yếu giới hạn trong việc đưa ra các cảnh báo thay vì áp dụng các hành động quân sự. Điều này một phần là do Hồng Kông vẫn là nguồn tài chính rất quan trọng đối với Trung Quốc, theo tờ Vision Times.

Hồng Kông là nguồn tài chính rất quan trọng đối với Trung Quốc. (Ảnh qua The Nature Conservancy) 

Thị trường chứng khoán

Các công ty lớn nhất của Trung Quốc sử dụng thị trường chứng khoán Hồng Kông để huy động vốn, cho dù đó là các công ty tư nhân như Tencent hay các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước như Ngân hàng Công thương Trung Quốc. 

Năm 2018, các công ty của Trung Quốc đã huy động được 64,2 tỷ đô la Mỹ trên toàn cầu – gần 1/3 tổng số vốn toàn thế giới – thông qua phát hành lần đầu (IPO), nhưng chỉ 19,7 tỷ đô la trong số đó đến từ các danh sách ở Thượng Hải hoặc Thâm Quyến, còn ở Hồng Kông là 35 tỷ đô la, theo Reuters.

Ngoài ra, gần 33% khoản nợ của các công ty Trung Quốc tăng lên trong năm 2018 là do Hồng Kông. Các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu của đại lục thông qua các chương trình Kết nối (Connect) mà Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông (HKSE) liên kết với các sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến. Vì vậy bất kỳ tổn hại nào đối với Hồng Kông sẽ làm chấm dứt khả năng huy động vốn của các công ty Trung Quốc.

Hệ thống ngân hàng

Các ngân hàng Trung Quốc có một tiếp xúc lớn ở Hồng Kông. (Ảnh qua std.stheadline.com)

Các ngân hàng của Trung Quốc có liên hệ rất lớn với Hồng Kông. Từ năm 2010 đến 2018, tổng tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức tài chính đại lục ở Hồng Kông tăng 3,2 lần, lên đến khoảng 1,2 nghìn tỷ USD. Con số này tương đương gần 9% GDP Trung Quốc.

Khi tài sản có của các ngân hàng ở Hồng Kông tăng mạnh trong một kỳ hạn tổng, tỷ trọng tài sản của Trung Quốc trong ngành ngân hàng ở Hồng Kông vượt xa tất cả các quốc gia khác (tăng từ 22% năm 2010 lên 37% năm 2018). 

Trong khi đó các ngân hàng châu Âu hầu như không tăng mức độ liên hệ với Hồng Kông và tăng chậm hơn nhiều so với Nhật Bản và Mỹ,  Viện chính sách châu Âu Bruegel cho hay.

Theo đó, nếu tình hình ở Hồng Kông vượt ngoài tầm kiểm soát, với cổ phần khổng lồ của các ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông, các tổ chức tài chính đại lục sẽ mất mát nhiều hơn so với những tổ chức cho vay đến từ các khu vực khác. 

Như vậy, cú đánh vào ngành ngân hàng sẽ ập vào Trung Quốc và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng ở đại lục. Đây là điều mà Bắc Kinh chắc chắn không muốn xảy ra.

Đồng Nhân dân tệ

Hồng Kông là một công cụ quan trọng cho tham vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. (Ảnh: Pixabay)

Hồng Kông cũng là một công cụ quan trọng cho tham vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ví dụ vào năm 2004, Hồng Kông đã trở thành thị trường nước ngoài đầu tiên trên thế giới cung cấp các giải pháp ngân hàng hoàn chỉnh cho đồng Nhân dân tệ.

Dự án Một vành đai một con đường của Bắc Kinh dự kiến sẽ thúc đẩy việc đồng nhân dân tệ đóng vai trò như một loại tiền tệ thanh toán xuyên biên giới. Tuy nhiên, nếu Hồng Kông mất đi vị trí tài chính quốc tế thì sẽ có tác động xấu đến sự tăng trưởng trong tương lai của đồng Nhân dân tệ.

Nhóm thanh khoản đồng Nhân dân tệ của Hồng Kông (sự kết hợp giữa tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ và chứng chỉ tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ), lớn nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục, đạt 634 tỷ nhân dân tệ (92 tỷ USD) vào cuối tháng 6/2018. 

Từ tháng 11/2018, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã 4 lần phát hành hóa đơn ngân hàng trung ương bằng đồng Nhân dân tệ tại Hồng Kông thông qua Đơn vị thị trường tiền tệ trung tâm (CMU) của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông để điều chỉnh thanh khoản và ổn định tỷ giá hối đoái ở đồng Nhân dân tệ ra thị trường nước ngoài. Tổng trị giá hóa đơn là 90 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 13 tỷ USD) – theo Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE).

Ngoài những điều trên, Hồng Kông là đối tác thương mại lớn nhất của Đại lục về dịch vụ, chiếm hơn 20% thị trường. Con số này cao hơn thị phần dịch vụ của Mỹ là 17%. Thêm vào đó, Hồng Kông cũng kiểm soát một phần đáng kể hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc.

Thiên Hoa (Theo Vision Times)