Tinh Hoa

Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Vẫn giữ
phong cách trả lời vốn có, nhạc sĩ Quốc Trung ‘đánh thẳng’ vào .
Đẳng cấp đôi khi chỉ là sự ‘làm màu’


Hiện nay có rất nhiều dòng nhạc tồn tại trong nền âm nhạc Việt Nam, và
sự phân chia đẳng cấp giữa các dòng nhạc là có thật, anh nghĩ gì về hiện
tượng này?

Có nhiều dòng nhạc nhưng ngoài Pop, cụ thể hơn là
ca khúc Pop thì các dòng nhạc khác còn èo uột và yếu ớt nên thật sự chưa thể nói là có nhiều dòng nhạc được.

Sự phân cấp đôi khi cũng chỉ là
‘làm màu’ và nguỵ biện cho sự yếu ớt và kém phát triển của những dòng
nhạc khác.

– Nhưng xưa nay người ta vẫn phân ra nhạc sang và nhạc thị trường, nhạc sến là những nhạc ‘cấp thấp’?

Thị
trường đúng nghĩa chưa có nên người ta thường đổ cho nó những thứ âm
nhạc cẩu thả và ấu trĩ. Thị trường đúng nghĩa thì nó tạo ra những trào
lưu mới và có khả năng dẫn dắt công chúng theo mình chứ không phải chạy
theo khán giả.

– , thể loại đó vẫn tồn tại ở một cấp độ nào đó,
nhưng rất bền bỉ và dai dẳng, điều đó có lợi hay có hại cho những dòng
nhạc khác, thưa anh?

 
Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền những lại đắm đuối với những ca khúc uỷ mị, sướt mướt có cách đây gần 100 năm thì có gọi là bình thường hay không?
 

Âm nhạc hay nghệ thuật là bộ mặt của xa
hội, nó gắn liền với lich sử và tâm lý con người của xã hội đó.

Sự mất
mát, chia ly trong thời chiến cùng với lich sự văn hoá nghệ thuật dân
gian đã tạo nên những dòng nhạc mà đa phần là những ca khúc uỷ mị, thê
lương trước đây.

Nó có chỗ đứng trong lịch sử và sự phát triển của nền
âm nhạc Việt Nam nhưng nếu nó vẫn chiếm đa phần và lấn át trong đời sống
âm nhạc thì đó là điều nguy hiểm không chỉ cho âm nhạc mà còn cho cả xã
hội.

Nó biểu hiện cho sự bế tác, lười biếng chộp giật của tầng lớp nghệ
sĩ và sự đứt gãy xa cách giữa các thế hệ.

–  Theo anh, sự đón nhận nhiệt tình
của khán giả với những dòng nhạc xưa, sến có bị coi là lệch lạc so với sự phát
triển của âm nhạc?

Muốn có khán giả cho bất cứ dòng nhạc nào, nhất là những dòng nhạc mới, những sáng tạo mới thì cần có thời gian để
xây dựng công chúng.

Tiếc rằng ít có người đủ kiên nhẫn, bản lĩnh để
làm được việc đó. Với quan niệm của tôi thì đó là sự lệch lạc đáng xem
xét.

Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu
hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền những lại có cách đây gần 100 năm thì có gọi là bình
thường hay không?

Họ còn nhầm lẫn và cho đó là đẳng cấp của văn hoá hay
sự sành điệu trong thưởng thức nghệ thuật. Sự chênh lêch giữa tốc độ
sống và cảm xúc nghệ thuật chính là sự lêch lạc .


Nhạc xưa càng phát triển thì nhạc nay càng yếu


Nhưng hiện nay có những ca sỹ không nổi lên được từ những dòng nhạc khác nhưng khi
chuyển sang dòng nhạc sến, nhạc xưa họ lại được đón nhận?

Mỗi
người đều có sự lựa chọn riêng cho cuộc sống mà chúng ta cần phải tôn
trọng những nhìn ở góc độ của một nghệ sỹ hay nhà sản xuất thì trước
tiên tôi nghi ngờ ở thẩm mỹ và cảm hứng thật sự của người nghệ sỹ đó.

Việc quay lại với dòng nhạc xưa mà không hề có chút sáng tạo hay làm mới
thì làm sao có thể mang lại cảm xúc cho nghệ sỹ cũng như người nghe?

Hơn nữa việc thiếu hay áp đặt một cái tôi yếu ớt của nghệ sỹ lên những
tác phẩm cũ sẽ tạo điều kiện cho những sự so sánh mà ấn tượng đầu tiên
và trước nhất luôn giành phân thắng.

Họ có thể đón được đón nhận một cách
nhanh chóng và dễ dàng nhưng lại không tìm được chỗ đứng một cách lâu
bền và tạo nên được những công chúng riêng chung thành cho mình.

Điều đó
biến họ trở thành một người thợ hay cao hơn chút là một nhân vật giải
trí hạng xoàng. Hãy nhìn vào sự phát triển của âm nhạc thế giới để thấy
rõ điều ‘không giống ai’ đó.

– Nếu cứ phát triển trào lưu hát nhạc xưa, nhạc sến, âm nhạc Việt Nam có bị kéo lùi lại so với xu thế hiện nay?

Hãy
nhìn vào thực tế của nhạc Viêt, thập niên 90 thế kỷ trước thường được
gọi là sự hưng thịnh của nhạc Việt. Dù vẫn có những dòng nhạc xưa song
song tồn tại nhưng không thể lấn át và phủ nhận những ca khúc đương đại.

Nhạc xưa càng phát triển bao nhiều thì nhạc nay càng yếu đi bấy nhiêu.
Bạn thử đếm những banner quảng cáo chương trình ca nhạc ngoài đường phố
xem có bao nhiêu cái mới và bao nhiêu cái cũ.

Khán giả văn minh không còn hứng thú với nhạc Việt

– Không chỉ những tên tuổi lớn, hiện nay không ít ca sỹ trẻ cũng đang hướng theo dòng xưa, nhạc sến. Theo anh đó là một lựa chọn an toàn hay chỉ là sự ăn theo một trào lưu đã cũ?

Như tôi đã nói đó là làm màu, lười sáng tạo, chộp giật. Không phải họ không đủ trải nghiệm mà đời sống ngày nay làm sao có thể có những trải nghiệm giống như xưa được.

Muốn họ hiểu thì cần hiểu họ và cần cả sự tin tưởng và tôn trọng họ. Truyền thống của chúng ta vẫn còn nhiều sự áp đặt và tạo ảnh hưởng chứ chưa chuyển giao và tạo bệ phóng cho lớp trẻ. Đó chính là biểu hiện rõ nhất.

 
Thâm mỹ là khái niệm trìu tượng khó tranh luận nhưng âm nhạc luôn cần phải mới, có rất nhiều khán giả có thẩm mỹ âm nhạc văn minh đã không còn mặn mà với nhạc Việt.
 

– Âm nhạc là sáng tạo, mà sáng tạo luôn cần những thử nghiệm và làm mới chính mình. Vậy điều gì là cần thiết để những sáng tạo trong âm nhạc không bị ăn mòn từ xu thế này?

Cần một thị trường âm nhạc lành mạnh để kích thích sự sáng tạo. Có điều đó mới mong có những nghệ sỹ dấn thân và tìm tòi sáng tạo được.

– Rất nhiều ca sỹ khi phát hành những album nhạc xưa, họ đều cho rằng đang làm mới lại những ca khúc cũ. Ý kiến của anh về sự làm mới này như thế nào?

Mới ở chỗ nào khi vẫn những tiết tấu hoà thanh xưa cũ? Nhưng điều quan trọng nhất là họ cần có phong cách riêng trước khi làm mới cái cũ và phải làm những cái cũ đó trở thành phong cách riêng của họ. Xét trên tiêu chí này thì thật sự là rất ít người làm được.

 

Chúng ta đang tự nhốt mình trong ‘ốc đảo văn hóa’

– Nếu có một ca sỹ trẻ đề nghị anh sản xuất một album theo dòng nhạc này, suy nghĩ của anh như thế nào giữa một bên là cơm áo gạo tiền, một bên là mục đích hoạt động âm nhạc của mình?

Tôi có nhiều điều kiện việc làm và có tiêu chí sống để không bị phụ thuộc vào những việc như vậy. Âm nhạc mang cho tôi rất nhiều vì vậy tôi không phản bội lại những quan điểm của tôi về âm nhạc.

– Anh có trăn trở gì về thị trường âm nhạc hiên nay khi những dòng nhạc xưa, nhạc sến đang có vẻ lấn át xu hướng âm nhạc hiện đại bằng những liveshow hoành tráng của những ngôi sao âm nhạc hàng đầu?

 
Xã hội kém văn minh thì việc ‘đào bới’ giá trị xưa cũ chỉ để bán rẻ và huỷ hoại chứ không phải để gìn giữ và phát triển.
 

Chẳng ai cấm được người khác làm giàu khi việc đó không phạm pháp và rồi nó cũng sẽ qua nhanh theo quy luật phát triển và đào thải thôi.

Nhưng qua đi những lớp nghệ sỹ gạo cội và cả thế hệ đang có hiện nay sẽ là gì khi chúng ta không có sợi dây liên hệ, không gieo mầm cho thế hệ nghệ sỹ hiện đại của tương lai và không có được cả lớp khán giả trẻ.

Xa hơn nữa chúng ta sẽ làm gì để thoát ra khỏi ốc đảo văn hoá và hoà mình vào dòng chảy của nhân loại?

– Trước những thực tế này, các nhạc sỹ Việt Nam nên làm như thế nào, hay đơn giản chỉ làm tốt những công việc của mình?

Câu hỏi và vấn đề này không dành riêng cho nhạc sỹ và cũng không chỉ trong đời sống âm nhạc mà nó là của cả đời sống xã hội.

Chúng ta không có nhiều người an tâm làm tốt công việc của mình mà chỉ dùng công việc của mình như là một công cụ kiếm tiền thôi.

– Chúng ta luôn nói về những giá trị văn minh, nhưng ngược lại cũng luôn ‘đào bới’ những giá trị xưa cũ, điều đó có mâu thuẫn không, thưa anh?

.

– Xin cảm ơn những chia sẻ rất thú vị của anh!
Hiếu Cao (thực hiện)

(vtc.vn)