Các nhà lập pháp Đài Loan lại được nổi tiếng sau vụ ẩu đả trong suốt phiên họp quốc hội hôm thứ Sáu mùng 2 tháng 8.
Camera đã chộp được hình ảnh một nhà lập pháp đang ném chai nước trong khi nhiều người gây gổ với nhau và hai người khác đang “choảng” nhau trên sàn nhà. Một người còn đội mũ bảo hiểm, quả là ý tưởng không tệ khi xét đến lịch sử nhiều xô xát của Quốc hội Đài Loan.
Vậy chuyện gì đã khiến các nhà lập pháp ẩu đả? Đó là vấn đề gây tranh cãi về một nhà máy điện hạt nhân. Đây sẽ là nhà máy hạt nhân thứ tư tại quốc đảo này và đảng Quốc Dân cầm quyền lập luận rằng, nhà máy là cần thiết cho nền kinh tế. Phe đối lập, Đảng Dân chủ Tiến bộ lại cho rằng không nên xây dựng nhà máy này sau khi chứng kiến thảm họa hạt nhân tại Fukushima Nhật Bản.
Cuộc họp mùng 2 tháng 8 là nhằm trưng cầu ý kiến cho quyết định có ngừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay không. Thành viên Đảng Dân chủ Tiến bộ cho rằng các quy định hiện hành về trưng cầu dân ý là không công bằng và sẽ bóp méo kết quả bỏ phiếu. Vì vậy, họ đã chiếm bục phát biểu từ tối ngày hôm trước.
Nhà máy điện hạt nhân mang tên Nuke 4, nằm gần thủ đô Đài Bắc. Theo tiến độ, nhà máy đã thi công xong 90%, và việc dừng thi công sẽ gây tổn thất lớn. Tuy nhiên người dân Đài Loan đang lo ngại về việc có thêm một nhà máy hạt nhân nữa. Khi các nhà lập pháp ẩu đả bên trong toà nhà Quốc hội thì những người biểu tình cũng phản đối phía ngoài.
Quay lại bên trong tòa nhà. Bạn biết không, so với những cuộc ẩu đả trước đây, vụ này quả là tương đối nhẹ nhàng.
Hãy cùng nhìn lại vụ ẩu đả năm 2010, khi họ “xắn tay áo” vì giao dịch thương mại gây tranh cãi với Trung Quốc đại lục.
Và chỉ một tháng trước đây, các nữ chính trị gia cũng đang hùng hổ không kém. Đây là lý do vì sao tôi không bao giờ muốn làm chính trị.
Đài Loan không phải là quốc gia duy nhất nơi các nhà lập pháp hành động quá khích. Việc này cũng từng diễn ra tại Bolivia, khi các chính trị gia sử dụng nắm đấm để làm việc.
Và đây là hình ảnh từ Ấn Độ, nơi Quốc hội trông giống như một vụ bạo loạn sau trận đấu bóng.
Vậy bạn nghĩ sao về hành động của những nhà lập pháp? Bạn có nghĩ nó hiệu quả hơn so với việc ngồi đàm phán không? Bạn sẽ làm gì trong trường hợp của họ? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn và đừng quên theo dõi chương trình.
( Theo NTDTV)