Tinh Hoa

Thực hư vụ Mỹ đặt máy theo dõi hàng triệu người Nga

Sự bào chữa thảm hại và không mấy tự tin của cơ quan tình báo Mỹ mà chính người Mỹ cũng phải tức giận khiến người ta không thể nghi ngờ về chuyện này.
 
Một số yếu tố của hệ thống do thám điện tử toàn cầu của Hoa Kỳ được bố trí ở Matxcơva. Thông tin này do cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiết lộ với báo giới. 
 
Cựu điệp viên Snowden nói Mỹ đặt máy theo dõi Internet tại Nga 
Snowden vừa được tị nạn tạm thời ở Nga. Anh ta cũng cho rằng một trong những máy chủ của Mỹ có thể được bố trí trong Đại sứ quán Mỹ tại Nga. 
 
Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyên gia đều có xu hướng tiếp nhận tin tức giật gân này một cách nghiêm túc. Họ chia sẻ mối quan tâm của mình với đài “Tiếng nói nước Nga”.
 
Hoạt động thông tin tình báo toàn diện không thể không sử dụng Đại sứ quán của đất nước trong một quốc gia cụ thể nào đó. 
 
Cơ quan ngoại giao nước ngoài luôn luôn hầu như là yếu tố quan trọng của toàn bộ hệ thống hoạt động gián điệp chống nước sở tại. 
 
Đây là nơi trú ẩn cho những kẻ đào tẩu và là địa chỉ liên lạc của các tình báo viên với trung tâm. Cuối cùng, đó là nơi trú ẩn đáng tin cậy – ngay cả khi các điệp viên bị lộ và bị bắt quả tang, tư cách ngoại giao sẽ cho phép họ tránh không bị vào tù.
 
Nhưng do thám điện tử lại là một vấn đề khác. Nơi bố trí máy chủ không nhất thiết phải là trong các bức tường đại sứ quán.
 
Ngày nay, khả năng kỹ thuật tiên tiến cho phép đặt hệ thống gián điệp điện tử ở bất cứ nơi nào. Chuyên gia Internet, Giám đốc điều hành của trang web “Chiến lược”, bà Caterina Aksenova cho biết:
 
“Tôi cho rằng, không nhất thiết phải đặt hệ thống theo dõi này tại Đại sứ quán, bởi vì cơ sở hạ tầng hiện đại cho phép thiết lập kênh an toàn, tiếp cận tốt với máy chủ và được bảo vệ thích hợp ở một nơi nào ít bị để ý hơn. Không thể biết chính xác về quyết định đặt máy chủ ở đâu. Tôi nghĩ rằng có thể đưa ra giải pháp đơn giản hơn cho vấn đề này.”
 
Trong khi đó, Giám đốc phát triển kinh doanh của hãng “Groteck” Alexander Vlasov cho rằng, cho dù áp dụng tất cả các biện pháp che dấu, không thể thiết lập hệ thống gián điệp rộng rãi trong Internetmà không để lại dấu vết:
 
“Tôi nghĩ rằng không thể có một máy chủ như vậy. Có khả năng tồn tại nhiều máy chủ ảo sưu tập thông tin và sau đó chuyển các thông tin đó vào cơ sở dữ liệu. Nếu chúng ta nói về hoạt động trong khu vực tiếp cận chung của Internet, không chắc là có thể không để lại dấu vết trong mạng. Nhất định phải có dấu vết để lại.”
 
Tuy nhiên, nếu các chuyên gia không mấy tin là có máy chủ gián điệp điện tử trong Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, không ai phủ nhận thực tế là có sự do thám điện tử ở Nga. 
 
Theo ghi nhận của bà Caterina Aksenova, sự bào chữa thảm hại và không mấy tự tin của cơ quan tình báo Mỹ mà chính người Mỹ cũng phải tức giận khiến người ta không thể nghi ngờ về chuyện này.
 

Huyền Lê (vtc.vn)