Hệ thống thoát nước cổ đại của Cam Châu
Hệ thống thoát nước 900-tuổi vẫn còn được sử dụng
Gần đây, từ bắc tới nam Trung Quốc, đã có những trận mưa lớn không dứt gây lũ lụt ở nhiều vùng, chẳng hạn như Trùng Khánh, Nam Ninh, Nam Xương và bao gồm nhiều thành phố lớn và vừa khác; tình trạng ngập úng đã khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, những cơn mưa xối xả tại Cám Châu, tỉnh Giang Tây, lại không làm “ướt” được thành phố một chút nào -Tại sao lại như vậy?
Theo truyền thuyết dân gian, Cám Châu là một “thành phố nổi” trong hình dạng của một con rùa, với cái đầu của nó ở phía nam và đuôi ở phía bắc thành phố, chính vì vậy, nước sông dâng cao bao nhiêu, toàn thành phố vẫn có thể nổi bên trên mặt nước. Các chuyên gia tin rằng có được điều kỳ diệu này là nhờ hệ thống nước thải được xây dựng trong thời nhà Tống.
Ghi chép lịch sử cho thấy rằng trước thời nhà Tống, Cám Châu cũng bị lũ lụt. Trong thời gian vua Hi Ninh (Thần Tông) ở Bắc Tống (1068-1077 SCN), khi Liu Yi chính thức tiếp quản thành phố, ông đã lên kế hoạch và xây dựng đường phố của thành phố và hai hệ thống cống thoát nước theo đặc điểm địa hình của thành phố. Bởi vì hình dạng của hai con kênh trông tương tự như các ký tự “phúc lành” (fu) và “tuổi thọ” (shou), cái tên “Phúc Thọ Kênh” có nguồn gốc như vậy.
Hệ thống Cống “Phúc Thọ” được bố trí tận dụng tối đa địa hình của thành phố, theo dòng chảy tự nhiên của nước làm thoát đi nước mưa và chất thải của thành phố ra sông. Để ngăn chặn nước sông chảy trở lại vào thành phố trong mùa mưa, Liu Yi đặt làm 12 cửa điều phối nước và xây dựng theo các nguyên tắc thủy cơ học ở đầu cuối của cống. Khi mực nước sông thấp hơn so với các cửa sổ, nước từ cống thoát nước sẽ đẩy cửa sổ đang mở và cho phép nước thải đổ vào sông, mặt khác, khi mực nước sông đang cao hơn các cửa sổ, thủy lực từ nước sông đẩy cửa sổ làm chúng đóng lại, do đó ngăn được sự chảy ngược của nước từ sông vào trong cống.
Hệ thống cống có tổng chiều dài 12,6km ở Cám Châu vẫn tiếp tục hoạt động như là hệ thống nước thải cho khoảng 100.000 cư dân. Một số chuyên gia cho rằng với dân số hiện nay và khả năng xử lý nước thải, nó có thể phục vụ số cư dân gấp 3-4 lần mà không có bất kỳ vấn đề nào về ngập úng.
Ngoài cống “Phúc Thọ”, một bức tường vững chắc xung quanh thành phố được xây dựng vào thời nhà Tống có chức năng như bờ đê phụ. Liu Yi thiết kế và xây dựng hàng trăm hồ chứa được kết nối với hệ thốn cống. Các hồ chứa có công dụng lưu trữ một lượng nước lớn. Mặc dù con người ngày nay đã lấp rất nhiều hồ chứa để xây dựng nhà cửa, số lượng hồ chứa còn lại vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc lưu trữ nước trong mùa mưa lũ năm nay.
Thậm chí ngày nay, người ta không thể không khâm phục hệ thống thoát nước tuyệt vời và nói rằng: “Những người dân cổ xưa có tầm nhìn thực sự ấn tượng!”. Các chuyên gia di sản thấy điều này như một phép lạ trong lịch sử xây dựng đô thị trên toàn thế giới
Trong khi các cư dân của Cám Châu rất tự hào về hệ thống nước thải của họ, người dân ở một thành phố khác cũng tự hào của việc có một hệ thống nước thải đã được xây dựng hơn một trăm năm trước đây. Đó là thành phố Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông. Tuy nhiên, nhà thiết kế hệ thống thoát nước này là một người Đức.
Hơn 100 năm trước, sau khi Đức chiếm đóng Thanh Đảo, họ thiết lập hệ thống thoát nước nguyên mẫu cho một làng chài đánh cá nhỏ ven biển, đồng thời, họ xây dựng một hệ thống thoát nước hiện đại, rất mới mẻ ở Trung Quốc. Người ta ớc lượng các đường ống xả của nó được thiết kế cho dân số từ khoảng 300.000 tới 400.000 người. Từ bản vẽ cho thấy rằng việc xây dựng các cống thoát nước của người Đức được thiết kế rất thông minh và chất lượng xây dựng là rất nghiêm ngặt. Chính vì vậy, nhiều phần của đường ống vẫn còn sử dụng được tới ngày nay trong việc lưu thông cả dòng nước mưa và nước thải, trong khi nhiều thành phố ở Trung Quốc vẫn không có được một hệ thống như thế này.
(Cửa thoát nước Khẩn cấp của hệ thống thoát nước được người Đức thiết kế tại Thanh Đảo)
Một điều nữa có thể minh họa triệt để đặc điểm của người Đức. Một vài năm trước đây, cống ngầm của Thanh Đảo, tại khu vực cho người Đức thuê hơn một trăm năm trước, một vài chỗ cần phụ tùng thay thế để sửa chữa. Tuy nhiên, công ty lúc đầu xây dựng hệ thống này không còn tồn tại nữa. Sau nhiều lần tìm kiếm, các nhân viên có liên quan tại Thanh Đảo đã nhận được một e-mail từ một công ty ở Đức nói rằng theo tiêu chuẩn xây dựng của Đức, cứ khoảng ba mét xây dựng, sẽ có phụ tùng thay thế được cất trữ. Sau đó, các nhân viên thực sự tìm thấy một nhà kho nhỏ của ống cống nơi mà các phụ tùng thay thế đã được bọc trong vải dầu và vẫn bóng lộn như mới.
Nhiều người Trung Quốc đang lúng túng bởi lý do tại sao các hệ thống thoát nước từ thời nhà Tống và hệ thống của Thanh Đảo vẫn đang làm việc có hiệu quả cho tới nay trong khi các hệ thống thoát nước được xây dựng trong những thập kỷ gần đây đang gặp nhiều vấn đề. Đặc biệt trong mùa mưa bão lớn, nước đơn giản chỉ không thể được thoát đi nhanh như cần thiết, dẫn đến các khu dân cư và mặt đất bị ngập trong nước, giao thông bị gián đoạn và thậm chí cả thiệt mạng do chết đuối. Có phải ngày nay người dân Trung Quốc rất ngu ngốc?
Chắc chắn không. Người Trung Quốc không kém khôn ngoan, nhưng theo tiền đề của việc mở rộng nhanh chóng của các thành phố, các quan chức Trung Quốc tập trung hơn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và bỏ qua các hệ thống ngầm bởi vì số lượng các tòa nhà cao tầng và đường cao tốc phản ánh những thành tựu riêng của họ, trong khi đó nếu hệ thống thoát nước ngầm được xây dựng, không cần biết là nó tốt thế nào, sẽ không có người để ý tới.
Thống kê cho thấy hệ thống thoát nước ở các thành phố lớn của Trung Quốc không chỉ dưới tiêu chuẩn, mà còn không hợp lý trong tiến độ xây dựng. Ví dụ, ở nhiều quốc gia ở châu Âu, đường ống ngầm được xây dựng đầu tiên và sau đó mới tới thành phố. Trong khi ở Trung Quốc, thì lại làm ngược lại, và điều này dẫn tới rất ít những công trình thoát nước được quy hoạch và xây dựng hợp lý cho. Ngoài ra, trong mùa khô, rất ít nhà quản lý có tính đến việc bảo trì các đường ống thoát nước.
Đối với chính quyền địa phương và các quan chức, trừ khi họ thực sự muốn phục vụ nhân dân, còn không họ sẽ còn mang lại những điều tệ hơn nữa chứ không chỉ là vấn đề ngập úng trong mùa mưa bão.
Các hệ thống thoát nước từ thời nhà Tống – từ 900 năm trước đây và tại Thanh Đảo từ hơn 100 năm trước đây làm cho chúng tôi lặng lẽ suy nghĩ tới rất nhiều điều.
Theo Kan Zhong Guo