Tinh Hoa

Loài cá có hai bộ răng

Thứ sáu, 24/5/2013, 15:43 GMT+7

Hàm răng sắc nhọn là vũ khí lợi hại của cá chình Moray, nhưng chúng còn “giấu” một hàm răng nữa trong cơ thể.

Cá chình Moray (tên khoa học Anguilliformes), hay lươn biển (Morey eel), là một nhóm gồm khoảng 200 loài thuộc họ Muraenidae. Chúng sinh sống chủ yếu tại các vùng biển, nhưng một số loài còn phân bố ở các vùng nước lợ và nước ngọt. Người ta còn gọi chúng là cá chình răng nanh hay cá chình Moray hổ. Ảnh: bishopmuseum.org.
Loài lớn nhất trong nhóm có chiều dài thân trung bình khoảng 4 m, còn chiều dài thân của loài nhỏ nhất vào khoảng 11,5 cm. Ảnh: aquaviews.net.
Lớp da của chúng có màu vàng và vàng cam sáng. Ảnh: blogspot.com.
Chúng nổi tiếng bởi bộ răng khỏe và sắc nhọn với những chiếc răng giống thủy tinh và chiều dài răng có thể đạt tới vài cm. Do đầu của cá chình Moray khá hẹp nên chúng không thể tạo ra áp suất âm để nuốt mồi như nhiều loài cá khác. Vì thế tạo hóa ban cho chúng một hàm răng thứ hai trong họng. Khi chúng nuốt mồi, hàm răng thứ hai sẽ dịch chuyển vào miệng để tóm và đưa con mồi vào dạ dày. Ảnh: underwater.com.au.
Khi săn mồi, chúng ngoạm con mồi bằng những chiếc răng nhọn và dùng thân quấn chặt mục tiêu giống loài trăn. Ảnh: ifeng.com.
Các hang hốc nhỏ và các khe nứt ở độ sâu tới 50 m dưới biển là nơi trú ẩn của cá chình Moray. Ảnh: underseahunter.com.
Khi bị đe dọa, cá chình Moray há to miệng phòng thủ, và mặc dù trông rất dữ tợn, chúng sẽ không tấn công trừ khi kẻ khác khiêu khích chúng. Ảnh: galapagos.org.
Chúng thường săn mồi vào ban đêm. Con mồi của chúng là cá, giáp xác, động vật thân mềm.. Ảnh: wetpixel.com.
Do thị lực rất kém nên cá chình Moray dùng bộ phận khứu giác cực nhạy để tìm mồi. Ảnh: blogspot.com.
Cá chình Moray không có vảy và da chúng được bao phủ bằng một lớp nhớt rất trơn. Ở một số loài, trên lớp da trơn đó còn một loại chất độc, thứ được coi là “vũ khí bí mật” của chúng khi săn bắt mồi. Ảnh: realmonstrosities.com.

Ngọc Hường

(vnexpress.net)