1. Vào năm 1865 khoảng 1/3 số tiền lưu hành ở Mỹ là tiền giả.
2. Mãi đến thế kỷ XVIII tại Thuỵ Điển, người ta còn sử dụng tiền bằng đồng, khối lượng lên tới 20kg.
3. Mệnh giá của đồng đôla Mỹ đã có thời lên đến 10.000 USD.
4. Thẻ tín dụng đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào năm 1937. Còn máy rút tiền đầu tiên cũng ra đời ở Mỹ năm 1939.
5. Đồng tiền bán được giá cao nhất là đồng decadramax cổ Hy lạp, bán đấu giá ở Zurich với giá 314.000 đôla.
6. Đơn vị của tiền Nga lúc đầu là côpêch (hiện nay là rúp bằng 100 côpêch). Xuất xứ của nó là đồng tiền này do Sa hoàng là Ivan Bạo chúa (Ivan Grozny) đặt ra, trên đó có hình ông và một ngọn giáo, tiếng Nga là côpiô). Người ta nhân đó đặt đông tiền là côpêch luôn. Lúc đầu, đơn vị nhỏ hơn của nó là 1/4 côpêch, thuộc loại nhẹ nhất thế giới, bằng đồng nặng 0,17g.
7. Thời Nữ hoàng Nga Ekatherina I (1725), người ta đúc đồng Rúp bằng đồng, nặng 1,636kg.
8. Đồng tiền Nga lớn nhất hiện nay đúc bằng bạc, nặng 3kg. Vì không để tiêu nên nhiều người chẳng trông thấy bao giờ.
9. Đồng tiền có mệnh giá cao nhất của Nga do Ngân hàng Trung ương phát hành, nặng 1 kg bằng vàng ròng và mệnh giá là 10.000 rúp.
10. Vào thế kỷ XIX, tại Alasca đồng tiền còn làm bằng da hải cẩu, hiện có giá bằng khối lượng vàng tương ứng.
11. Ở Nga có một đồng tiền vừa đúc thì lập tức bị thu hồi là đồng tiền đúc sau khi Sa hoàng Alexander I chết, truyền ngôi cho thái tử Constantin nên khắc hình tân vương. Nhưng ông này không thích làm vua, nhường ngôi cho Nicôlai. Thế là tiền vừa đúc xong phải quay trở lại lò để đúc lại.
12. Tiến giấy đầu tiên ở Mỹ bắt đầu lưu hành từ Thời nội chiến, in trên gác thượng của một Toà nhà kho bạc, bằng phương pháp thủ công.
13. Cho đến giữa thế kỷ XX ở một số vùng thuộc Lục địa đen dân chúng vẫn dùng gia súc làm đơn vị tiền tệ.
14. Vào cuối thể kỷ XX tại Bỉ trên đồng tiền còn in thêm cả quảng cáo
15. Trong một cuộc điều tra rộng rãi, 92% số người được hỏi coi trọng tiền hơn là một tình yêu hạnh phúc kéo dài suốt đời.
16. Tại Trung Quốc cổ đại, người dân lấy tiền bằng đồng để đúc lại thành công cụ lao động và đồ dùng trong gia đình vì đồng thuộc sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước.
17. Trung bình một tờ tiền giấy chứa khoảng 26.000 vi khuẩn, một con số đủ lớn để bạn cảm thấy buồn nôn và thậm chí có thể gây bệnh.
18. Một nghiên cứu cho thấy một số tế bào virus cúm có thể tồn tại tới 17 ngày trên tờ tiền giấy của Thụy Sĩ.
19. Với kích thước hơn khổ giấy A4, tờ 100.000 peso của Philippines phát hành năm 1988 là tờ tiền giấy lớn nhất thế giới nhưng chỉ dành cho các nhà sưu tập, với giá 180.000 peso (3.700 đôla Mỹ).
20.Vì sao đôla lại ký hiệu là $. Cơ quan chịu trách nhiệm vẽ và in đồng đôla giải thích ký hiệu “P S” từng được dùng để chỉ đồng peso Tây Ban Nha và Mexico, dần dần chữ S được đè lên chữ P, thành ký hiệu của đôla.
21.Đồng tiền nào cũng phải cũ đi. Giá trị càng nhỏ, càng được sử dụng nhiều thì vòng đời của nó càng ngắn. Đồng 1 đôla chỉ tồn tại được có 21 tháng trong khi đồng 100 đôla có thể tồn tại được hơn 7 năm.
22.Chân dung Nữ hoàng Elizabeth II xuất hiện trên đồng tiền của 33 quốc gia khác nhau, nhiều hơn bất kỳ người nào khác. Canada và Australia lại thích vẽ chân dung bà mặc quần áo thường dân, một số nước vẽ bà khi đã già, số khác lại luôn giữ chân dung của bà thời trẻ, như Belize chọn chân dung Nữ hoàng khi mới 20 tuổi.