Hệ mặt trời
Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3,474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng bằng khoảng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo là 27,32 ngày.
Sao Kim, còn gọi là Kim Tinh, Sao Hôm, Sao Mai là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và thuộc loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Kích thước, khối lượng và trọng lực của Sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc và các axít ăn thủng được kim loại.
Với mắt trần, Sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Cấp sao biểu kiến của Sao Kim biến đổi trong khoảng -4,6m đến -3,8m và được quan sát thấy dễ dàng nhất vào lúc trước khi Mặt Trời mọc hay sau khi Mặt Trời lặn, dẫn đến nhiều nền văn hóa cổ đại đã coi đây là hai ngôi sao riêng biệt.
Sao Kim, còn gọi là Kim Tinh, Sao Hôm, Sao Mai
Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ (chỉ lớn hơn hành tinh lùn Sao Diêm Vương). Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5, nhưng vì quá gần Mặt Trời nên sự quan sát hành tinh này qua viễn vọng kính hay qua các kỹ thuật khác rất khó khăn và ít khi thực hiện được.