Tinh Hoa

Nhân chứng Mã Tam Gia bị bịt miệng khi quan chức “điều tra” cáo buộc tra tấn

Trại lao động Mã Tam Gia mới đây lại xuất hiện trên mặt báo vì sự ngược đãi với các tù nhân ở đó.  Nhưng thậm chí trước khi một báo cáo chi tiết về hiện trạng của trại xuất hiện trên báo chí hôm 6 tháng 4, những người lãnh đạo Trung Quốc đã cân nhắc việc cải cách hệ thống trừng phạt gây tranh cãi này – ít nhất là họ nói như vậy.

Nhân chứng về Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia

 

Tỉnh Liêu Ninh, nơi có trại lao động Mã Tam Gia, đã huy động một đội điều tra để xem xét những lời cáo buộc tra tấn.  Một cựu tù nhân ở Mã Tam Gia đã đăng ký xin tham gia đội điều tra này.  Nhưng bà nói rằng bà đã bị từ chối, và bà nghĩ rằng bà biết tại sao.

Bà Zhu Guiqin, cựu tù nhân ở trại Mã Tam Gia, nói:

“Có một mệnh lệnh bí mật rằng cuộc điều tra phải được kết thúc nhanh chóng, và nó phải cố gắng định hướng lại công luận về việc tra tấn ở Mã Tam Gia để ngăn cái gọi là “các lực lượng hải ngoại” khỏi làm hoen ố hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Bà Zhu ý nói về mệnh lệnh bí mật này.  Nó xuất hiện trên Internet vào cuối tuần qua.  Lệnh này được đưa ra bởi ông Zhang Chaoying, thủ trưởng mới của hệ thống trại lao động tỉnh Liêu Ninh.

Ông Zhang là một trong những quan chức chỉ đạo cuộc điều tra về Mã Tam Gia.  Nhưng vấn đề là ông này trước kia là giám đốc của trại đó.

Ông Heng He, nhà phân tích cao cấp về Trung Quốc của NTD, nói:

“Ông Zhang đã quản lý trại Mã Tam Gia gần 10 năm qua, tất cả những tra tấn đã diễn ra ở đó, diễn ra dưới sự giám sát của ông ta.  Bây giờ ông ta lại phụ trách đội điều tra này?  Liệu ông ta có thể làm được gì ngoài việc che đậy những gì đã diễn ra?”

Suy nghĩ này tương đồng với việc đã xảy ra với bà Li Wenjuan.  Người cựu nhân viên thuế vụ này bị tra tấn ở Mã Tam Gia năm 2006.  Hôm thứ 7, bà đã cố đăng ký tham gia đội điều tra.  Chính quyền tỉnh Liêu Ninh đã mời các công dân tham gia, và nói rằng họ sẽ công bố kết quả điều tra.

Nhưng thay vào đó, bà Li nói rằng cảnh sát đã săn lùng nhà bà cả ngày.  Bà nói với NTD rằng bây giờ bà sợ quá không dám lên tiếng nữa.

Tạp chí Ống kính ở Trung Quốc là tờ báo đầu tiên ở đại lục đưa tin về những ngược đãi có hệ thống trong các trại lao động ở Trung Quốc.  Bà Li nói rằng cảnh sát tỉnh Liêu Ninh hiện đang tìm kiếm những người khác được nhắc đến trong bài báo, và cố bắt họ ký một bản cam kết là không nói về những gì đã diễn ra.

 

(Theo NTD News)