Tinh Hoa

Tại sao Trung Quốc buông lỏng Triều Tiên?

Các nhà ngoại giao nước ngoài tại Bình Nhưỡng đang phải đối mặt với một sự lựa chọn kỳ cục: chính quyền Kim Jong Un đưa ra một cảnh báo ngoại giao chính thức rằng họ sẽ ‘không thể đảm bảo an toàn cho các sứ quán và các tổ chức quốc tế tại đất nước này nếu có xung đột xảy ra từ ngày 10/4’.


Hệ thống phòng không Triều Tiên

Một số câu hỏi được đặt ra trong đó không chỉ những vấn đề sau: Liệu có bất kỳ kế hoạch nào gấp rút dành cho ngày 11/4? Và cảnh báo này chính là một cách thể hiện sự lo ngại, hay đây là cách khiến cho các sứ quán nước ngoài góp phần củng cố thêm các đe dọa của ông Kim khi mà cỗ máy tuyên truyền của ông đang khiến cho đường về trở nên hẹp hơn? Và câu hỏi cơ bản nhất là: Khả năng một cuộc khẩu chiến ồn ào biến thành một cuộc tấn công hạt nhân có thật sự là hoang tưởng?

Câu hỏi cuối cùng mang lại rất nhiều câu trả lời khác nhau đáng ngạc nhiên – và đó chính xác là thách thức mà Mỹ phải đối mặt trong suốt cả thập kỷ qua trong nỗ lực tạo dựng nên sự hỗ trợ để đáp trả Triều Tiên một cách quyết đoán.

Về vấn đề này thì cách hiểu lời đe dọa từ Triều Tiên sẽ xoay quanh việc mọi người sẽ bị tác động như thế nào trong bối cảnh chiến sự nổ ra hơn là vào việc nghĩ gì về ông Kim và năng lực của ông ta.

Vào lúc này, các nhà ngoại giao và hoạt động nước ngoài vẫn đang ở Bình Nhưỡng. Phía Nga hiểu rằng cảnh báo này chính là lý do để ít nhất họ cũng phải nghĩ đến việc sơ tán nhân viên của mình, nhưng vẫn quyết định chưa rời đi vào lúc này.

Phía Anh thì nhìn nhận ở góc độ ít thảm khốc hơn, họ hiểu rằng đây là một thông báo mang tính thủ tục từ tác động của ‘tình hình leo thang trở thành xung đột’, sau đó thì Triều Tiên không thể thực hiện các trách nhiệm của họ theo Công ước Vienna.

Thông báo trên xuất hiện khi mà cuộc khủng hoảng có các bước đi mạnh hơn nhưng sai hướng: sau khi thông báo các kế hoạch khởi động lại một lò phản ứng hạt nhân, Triều Tiên đã chốt lại tuần vừa qua với việc di chuyển tên lửa sang bờ biển phía đông. (“Thời khắc phát nổ đang cận kề” – Quân đội Triều Tiên nói. “Mỹ tốt hơn là hãy cân nhắc về việc khắc phục tình hình nguy kịch”).

Tên lửa mà Triều Tiên mang đi có thể là để huấn luyện, thử nghiệm hoặc chỉ để ‘thể hiện’. Nó được cho là có tầm bắn ‘đáng kể’, nhưng không có khả năng bắn tới Mỹ; và Mỹ đang triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân tới Guam sớm trước dự kiến 2 năm.

Nếu không có chút nghi ngờ nào rằng thời điểm này sẽ bị đẩy lên thành cao trào, cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã không phát biểu trên các mặt báo và nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay là mối đe dọa nguy hiểm nhất về một cuộc chiến hạt nhân kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Cuba 51 năm về trước.

Trở lại với tình thế tiến thoái lưỡng nan: Các động thái này tác động như thế nào đối với việc mà các nhà hoạch định quân sự Mỹ gọi là “đánh giá mối đe dọa”? Câu trả lời là không nhiều. Các viễn cảnh về cơ bản là không thay đổi và không có gì hấp dẫn.

Triều Tiên có một triệu binh sĩ trang bị vũ khí và gần năm triệu binh sĩ dự bị. Ở sát biên giới với Hàn Quốc, Triều Tiên được cho là có khoảng 200.000 xe tăng và 8.000 khẩu pháo.

Nếu chiến sư nổ ra, một số người ước tính rằng Mỹ chỉ mất chưa đến 3 ngày để giành ưu thế – nhưng tham chiến lâu quá khiến cho cuộc chiến Iraq trông không khác nào vụ đổ bộ ở Panama. Trong hành trình của mình, lãnh đạo Kim Jong Un có thể nã pháo xuống Hàn Quốc, và rất có khả năng ông sẽ cho sử dụng vũ khí hạt nhân để tránh một kết cục không hay cho mình.

Điều này mang tới cho Mỹ một lá bài bất ngờ: Kim Jong Un đơn giản là còn quá mới mẻ và chưa kinh qua thử thách nào để mà Mỹ biết được rằng ông tự ý thức được mọi chuyện để tránh việc tự hại mình hay không. Nhưng bắt ông ta khuất phục mà không chịu tổn thất hay thương vong nào trong một cuộc chiến thì phải có sự trợ giúp từ phía Trung Quốc bởi vì Trung Quốc giúp cho Triều Tiên có được nhiên liệu, sung ống và thực phẩm.  

Và bất kể các chuyên gia Trung Quốc ngày một than phiền nhiều hơn đi chăng nữa thì cũng không có bằng chứng nào cho thấy cách Trung Quốc đánh giá các đe dọa cũng giống như Mỹ.

Sự đồng thuận của Trung Quốc và Triều Tiên là rất rõ ràng: đối với tất cả mọi sự bất ổn tại Triều Tiên, Trung Quốc vẫn muốn duy trì tình trạng y như hiện nay đối với một Triều Tiên trong tương lai cho dù bất kể ai là người lãnh đạo (vì Bắc Kinh đương nhiên không muốn Bình Nhưỡng chịu sự ảnh hưởng của Seoul hay Washington).

Do đó, giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn có một khoảng cách rất xa. “Các đánh giá về đe dọa giữa chúng tôi về cơ bản là không có sự tương đồng” – một nhà đàm phán của Mỹ cho biết. 

Về phương diện Trung Quốc, thậm chí nếu như lãnh đạo Kim trẻ tuổi có mất kiểm soát tình hình, ông vẫn không vì thế mà thua cuộc. Trung Quốc sẽ coi bất kỳ tình huống nào như vậy mới là đáng sợ. Chừng nào mà Triều Tiên còn chưa đe dọa gì tới Bắc Kinh thì đây vẫn là một thế tiến thoái lưỡng nan tù túng mà chỉ riêng người Mỹ phải đối mặt.

Lê Thu (Theo New Yorker)