Tuần báo Nhật Bản, Post, số ra ngày 27/2 đã cáo buộc tàu Hải giám 66 của Trung Quốc dùng súng máy ngắm vào một tàu cá của nước này và đe dọa sẽ bắn chìm tàu vào ngày 18/2.
Tuy nhiên, Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA) ngày 27/2 đã bác bỏ tin tức nói trên, cho rằng đó là “tin đồn vô căn cứ”, “giật gân và không đúng sự thật”, theo Tân Hoa xã.
SOA nói các tàu hải giám Trung Quốc đại diện cho cơ quan thực thi pháp luật dân sự của nước này và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tàu Hải giám 66 của Trung Quốc – Ảnh: chinatravelguide.com |
SOA cũng khẳng định tàu hải giám tiến hành tuần tra thường lệ “sau khi xác định có tàu cá Nhật Bản xâm nhập vào vùng biển ở quần đảo Điếu Ngư” (Nhật Bản gọi là Senkaku, do Nhật Bản kiểm soát trên thực tế, dù cả hai phía đều tuyên bố chủ quyền).
Theo SOA, hải đội tàu hải giám của họ không trang bị vũ khí hạng nặng như súng máy và khẳng định những gì tàu của hải đội này thực hiện với tàu Nhật Bản “là hợp pháp”.
SOA cáo buộc một số chính trị gia và truyền thông Nhật Bản có những động thái kích động và làm tổn hại tới quan hệ song phương.
Trong diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh hôm 28/2 khẳng định tàu Nhật Bản áp sát và gây nguy hiểm cho tàu công vụ Bắc Kinh và tuyên bố “Bộ Quốc phòng Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ cho vụ việc này”.
Tuy nhiên, bản tin của Tân Hoa xã không nói con tàu Nhật Bản nói trên là tàu cá hay tàu của lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.
Ông Cảnh cũng phủ nhận thông tin cho rằng radar trên chiến hạm hải quân Trung Quốc từng ‘khóa mục tiêu’ đối với tàu công vụ Nhật Bản và cho rằng đây là tin sai sự thật, cố ý bôi xấu hình ảnh hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, bản tin của Tân Hoa xã không nói con tàu Nhật Bản nói trên là tàu cá hay tàu của lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.
Tân Hoa xã, cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc hôm nay cũng tổ chức giao lưu trực tuyến với Bộ Ngoại giao nước này, nội dung khẳng định chủ quyền với quần đảo Điếu Ngư – nơi Nhật Bản gọi là Senkaku.
Nguyên Vũ (Tổng hợp)
(vtc.vn)