Xong việc, nhà sư quay lại. Ngài ngồi trong tư thế thiền, chờ cọp ăn thịt. Tuy nhiên, con cọp bỏ đi.
Kỳ 1: Cọp 3 chân khiến cả ấp kinh sợ
Người miền Tây có câu: “Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um”, đủ biết rằng, xưa kia, vùng đất này đầy rẫy thú dữ.
Dù sông nước miền Tây giờ chẳng còn mấy rừng rú, loài sấu, cọp hoang dã đã chẳng còn mống nào, nhưng những câu chuyện về hùm beo, rắn khổng lồ vẫn luôn là đề tài hấp dẫn.
PV VTC News đã ngang dọc vùng sông nước miền Tây, để tìm lại hình bóng loài cọp dữ, loài vật hấp dẫn chỉ đứng sau rắn hổ mây khổng lồ trong những câu chuyện đường rừng, nhằm khắc họa lại một phần cuộc sống sông nước miền Tây thời xưa.
Giới trẻ ngày nay không hiểu vì sao, đây đó vùng sông nước miền Tây, lại có đình, đền, miếu thờ ông cọp. Thay vì thờ thần thánh, người ta lại khói hương nghi ngút, khấn vái thành kính loài vật được cho là thú dữ.
Cầu vào đền Ông Cọp |
Ở xã Tân Thành (TP. Cà Mau), có một ngôi đình, không chỉ là nơi tụ họp, sinh hoạt văn hóa của người dân, mà còn là nơi thờ cọp. Người dân nơi đây thành kính gọi loài vật này là ông. Ngôi đình cũng vì thế mà linh thiêng bội phần.
Tân Thành nằm cách TP. Cà Mau ngót chục cây số. Con đường ngoằn ngoèo mãi mới đến được doi đất Tân Quy Thôn cổ xưa.
Đình Tân Thành nằm trầm mặc bên kia con rạch, bốn mùa nước mênh mang, dềnh lên đến mép bờ. Cây cầu khỉ vào đình đã được thay bằng cầu bê tông nho nhỏ.
Vừa bước qua cầu, tấm biển to tướng đập vào mắt tôi: Đình thần Tân Định Ông Cọp. Ngay dưới tấm biển, là hình ảnh đắp nổi một ông cọp to tướng, vằn vện, miệng há hung dữ, oai vệ giữa rừng hoang. Hình ảnh tả thực rất sinh động, trông như thật.
Tôi đang loay hoay trước cánh cổng khóa im ỉm, thì một người đàn ông gầy còm nhom, đen cháy, cởi trần, với cánh tay cụt lại gần xởi lởi: “Chú vào thắp hương cho ông cọp hả?”. Tôi giới thiệu là nhà báo, ông trở nên xởi lởi, tiếp chuyện râm ran.
Nhà ông từ Lê Văn Hội ở ngay sát vách đình. Ông Hội giơ cánh tay cụt ngủn bảo: “Tui bị máy chà gạo đánh cụt tay, chớ không phải bị ổng ăn đâu nhá”. Rồi ông cười phá. Nụ cười hồn hậu đậm chất miền Tây.
Ông Hội mở cửa đình. Phía trong ngôi đình bài trí khá đơn sơ, chứ không cầu kỳ như đình ngoài Bắc. Hai bức tường ở hai bên chánh điện cũng có 2 ông hổ được đắp nổi, màu mè, oai hùm trông như thật.
Tôi đang ngắm nghía ngôi đình, thì ông Huỳnh Công Thuận, còn gọi là Hai Thuận, chánh bái của đình tìm đến. Hỏi chuyện về cọp, sông Hai Thuận sôi nổi hẳn lên. Ông cũng là người sưu tầm, lượm lặt, nắm rõ nhất về ngôi đình và ông cọp 3 chân được thờ ở ngôi đình này.
Bức họa ông cọp ngay cổng đình |
Theo đó, chuyện xảy ra cách nay đã 200 năm. Khi ấy, vùng Tân Thành cũng như khắp đất Mũi vẫn còn là vùng rừng rú hoang rậm, nước ngập bốn bề, lau lách khắp nơi. Tiền nhân mới khai khẩn vùng đất Cà Mau 300 năm trước, nên khi đó dân cư thưa thớt lắm.
Tiền nhân về khai hoang vùng Tân Thành đã đặt tên là Rạch Cái Nhúc, vì nơi đây vốn có con kênh mọc toàn rau nhút. Sau thì đổi tên thành Long Thủy Tổng và tên Tân Quy Thôn được dùng đến tận hôm nay.
Ngay nay, hỏi chuyện về cọp, lớp trẻ không còn dấu ấn gì nữa. Những người già cũng chỉ được nghe chuyện cọp ở Tân Quy Thôn do đời trước kể lại.
Ông Hai Thuận bên bức họa ông cọp trong đình |
Chuyện rằng, ở Tân Quy Thôn có ông Phạm Văn Lai, vốn là quan võ, nhưng từ quan về ẩn. Hồi đầu thế kỷ 19, ông Lai đang đi rừng cùng với bạn, dừng chân ở bờ sông Cái Nhút, thì có tiếng hổ gầm.
Mấy người bạn đi cùng sợ quá, liền nhảy xuống sông chạy trốn. Riêng ông Phạm Văn Lai, vốn dũng khí hơn người, lại chẳng sợ vía cọp, nên bình tĩnh thủ thế.
Con cọp to như bò mộng trừng mắt nhìn ông không chớp. Bất thình lình, nó đập đuôi bên phải, phóng lên không trung, chụp về phía vai trái của ông Lai.
Nhanh như chớp, ông Lai dùng tay gạt bộ vuốt của nó, đồng thời tung liên tiếp những cú đá chí mạng vào ngực, bụng con cọp. Con cọp vừa mạnh, vừa nhanh, nên trong lúc chụp xuống, đã tranh thủ đớp mất ngón tay của ông Lai. Tuy nhiên, trúng những cú đá trời giáng, nên con cọp đau đớn, sợ hãi bỏ chạy vào rừng.
Lễ hội hiến lợn cho ông cọp. Ảnh chụp lại từ đình Ông Cọp |
Theo ông Hai Thuận, các c