Tinh Hoa

Phong tục đón năm mới ‘sởn gai ốc’

Bên cạnh những phong tục thú vị khiến ta trầm trồ, thích thú cũng có những phong tục chỉ nghe thôi cũng đã “sởn gai ốc”.







Tết Nguyên đán Quý Tỵ sắp gõ cửa, đây cũng là dịp để người người quây quần bên gia đình.

Từ việc gói bánh chưng, xếp mâm ngũ quả, cho đến chuẩn bị mâm cỗ giao thừa cúng tổ tiên đều được người Việt coi trọng như một phong tục thiêng liêng nhất. Không chỉ Việt Nam mà mỗi dân tộc, mỗi đất nước, vùng miền trên thế giới đều có những phong tục đón tết riêng theo cách của mình.

Bên cạnh những phong tục thú vị khiến ta trầm trồ, thích thú cũng có những phong tục chỉ nghe thôi cũng đã “sởn gai ốc”.

Trò chuyện với các “linh hồn”

Nói chuyện với các “linh hồn” là một phần trong tín ngưỡng của người Mexico. Người Mexico có niềm tin mạnh mẽ rằng, con người có thể giao tiếp với “linh hồn” của những người thân đã chết.

Trước khi bị Tây Ban Nha chinh phục, đây là nơi sinh sống của cộng đồng đa dân tộc. Người Maya và người Aztec là những dân tộc chiếm đa số.

Sau khi có sự xuất hiện của người Tây Ban Nha, tín ngưỡng của người Mexico vẫn tiếp tục tồn tại và được phát triển, kết hợp với những tín ngưỡng của dân tộc mới đến.


Một trong những cách nói chuyện với “linh hồn” đêm giao thừa.

Người Aztec tin rằng, sau khi chết, “linh hồn” của họ sẽ đi đến một trong 3 nơi: Tlalocan, Mictlan và mặt trời. “Linh hồn” của những chiến binh tử nạn trên sa trường hay những người mẹ ra đi trong lúc sinh con sẽ hóa thành những con chim ruồi luôn bay theo hành trình hướng về phía mặt trời.

Cùng đón năm mới an lành, hạnh phúc!

Phong tục truyền thống đón tết trên khắp thế giới tuy đa dạng nhưng tựu trung lại, chúng đều thể hiện mong muốn của người dân trong năm mới, đó là gột bỏ những điều không may của năm cũ, đón chào những niềm vui mới, đó là được quây quần bên người thân trong không khí thiêng liêng giao thừa. Hãy cùng đón một năm mới thật an lành và hạnh phúc!

Những “linh hồn” của người bị chết đuối sẽ đi về phía Tlalocan – tầng đầu tiên của thế giới bên kia. Những cái chết kém vinh quang hơn, ít oan khuất hơn sẽ thuộc về tầng thấp nhất Mictlan. Sau 4 năm trải qua nhiều khổ ải và trở ngại, những “linh hồn” này sẽ quay lại thế giới con người.

“Linh hồn” của những người phụ nữ chết trong khi sinh con có tên là Cihuateteo. Trong 5 ngày đặc biệt tính theo lịch của người Aztec, thường là những ngày đầu năm, họ sẽ xuống trái đất và luẩn quẩn quanh các giao lộ để ăn cắp những đứa trẻ mà họ không thể tự sinh được.

Đêm giao thừa được coi là dịp thích hợp nhất để các “linh hồn” truyền tải những thông điệp hay những lời chỉ dẫn cho những người còn sống.

Ở Mexico có các trung tâm hợp pháp để người dân đến gọi “hồn”. Thông thường, người ta phải bỏ ra 15 USD cho một lần gọi “hồn” kéo dài 15 phút. Người Mexico cũng tưởng niệm “Ngày của người chết” vào mùng 2.11 hằng năm.

Chuẩn bị bù nhìn rơm đón năm mới.

Đây là ngày lễ lớn đối với người Mexico và những người Mỹ La tinh sống ở Mỹ và Canada. Trong dịp lễ lớn này, gia đình và người thân sẽ tập trung nhau lại để tưởng nhớ những người đã khuất. Người ta thường đến thăm mộ của người chết, mang theo những hộp sọ bằng đường, cúc vạn thọ hay những loại thực phẩm, đồ uống yêu thích của người đó.

Tại Mexico người ta kỷ niệm “Ngày của người chết” từ cách đây 2.500 – 3.000 năm vào tháng 9 hằng năm theo lịch của người Aztec (khoảng đầu tháng 8 theo lịch hiện đại). Các hoạt động kỷ niệm và thờ phụng thường kéo dài cả tháng.

Trong dịp này, mọi người thường đi đến các nghĩa trang để trò chuyện với người đã khuất. Người đã khuất sẽ theo người thân về nhà và bắt đầu một kỳ nghỉ lễ.

Đón giao thừa tại… nghĩa trang

Talca là một thị trấn nhỏ ở Chile. Chắc hẳn, sẽ rất ít người biết đến nó nếu không vì phong tục đón năm mới đặc biệt và có phần kỳ quặc của người dân nơi đây: đón năm mới tại nghĩa trang.

Cũng là đón năm mới với người thân, nhưng người dân Talca từ 15 năm nay lại có phong tục đón năm mới với những người thân đã khuất của mình tại nhà của họ – nghĩa trang thị trấn.

Nghĩa trang Talca được trang hoàng để đón năm mới

Theo lệnh của thị trưởng thị trấn, những cánh cổng của tất cả các nghĩa trang đều được mở vào đúng 23 giờ ngày 31/12 hằng năm.

Người dân thường mang theo bên mình những bản nhạc cổ điển nhẹ nhàng hay những cây nến hoặc đèn nhấp nháy để trang hoàng cho nghĩa trang thành một nơi hoàn hảo để tổ chức tiệc mừng năm mới.

Họ tin rằng những người thân của mình mỗi năm đều chờ họ ở nghĩa trang và giao thừa chính là dịp để sưởi ấm cho những ngôi mộ lạnh lẽo, để những người yêu thương nhau có thể cùng bắt đầu một năm mới hạnh phúc.

Phong tục “quái đản” này đã thu hút được rất nhiều du khách bị kích thích trí tò mò với nơi đón giao thừa có một không hai, nhưng nó cũng làm không ít người “lạnh sống lưng”.

Truyền thống này được bắt đầu vào năm 1995 khi một gia đình địa phương trèo hàng rào vào nghĩa trang đúng đêm giao thừa để đón năm mới bên mộ cha của họ.

Đã có 5.000 người tiếp nối hoạt động này mỗi năm và ngày càng nhiều khách du lịch cũng như người dân địa phương coi nghĩa trang là nơi đón giao thừa ý nghĩa của họ.

Đốt bù nhìn chào đón năm mới

Phong tục đốt bù nhìn rơm vào đêm cuối cùng của năm cũ còn được người Ecuador gọi là “Ano Viejo”. Đây là một truyền thống lạ và độc đáo với khá nhiều người nhưng có ý nghĩa sâu xa và thú vị.

Nhiều người Ecuador tin rằng đốt cháy bù nhìn cũng chính là đốt cháy tất cả những điều xấu đã xảy ra với họ trong năm cũ, chỉ những điều tốt đẹp còn lại trong năm mới.

Cũng có người cho rằng bù nhìn có thể đuổi vận xấu cũng giống cái cách mà nó đuổi lũ chim hại lúa trên cánh đồng.

Đây là một phong tục rất phổ biến của người Ecuador, đặc biệt là tại Guayaquil. Người ta có thể mua hoặc tự làm bù nhìn cho gia đình của mình.

Đốt bù nhìn ở Ecuador

Trước tiên, để tự làm bù nhìn, người ta chuẩn bị một chiếc mặt nạ mà tiếng địa phương gọi là “careta”. Tiếp theo, họ gom thật nhiều quần áo cũ và báo cũ để nhét vào bên trong bù nhìn.

Họ cũng dán thật chặt các tay áo để đồ bên trong không bị rơi ra khi đốt, làm giảm bớt vận may. Khi bù nhìn được làm xong, người ta đợi đến đúng lúc kim đồng hồ chỉ 0 giờ 00 mới đốt nó.

Theo truyền thống, người dân thường đấm đá vào bù nhìn trước giờ đốt ít phút như một cách để trút hết sự không may và để vận xui không bao giờ quay lại. Đó cũng là phần yêu thích nhất của lũ trẻ.

Sau màn “đấm đá” này, người ta sẽ để chung bù nhìn của nhiều gia đình trong khu với nhau. Giao thừa đến cũng là lúc người ta đốt bù nhìn cùng với những gì không hài lòng của năm cũ, ôm hôn những người họ yêu thương và nhập tiệc đón chào năm mới.

Theo Dòng Đời

(vietnamnet.vn)