Không thích nghi kịp với phương thức kinh doanh mới, nhiều hãng bán lẻ đã phá sản và bị thâu tóm. Những website một thời của họ giờ chỉ còn là những tên miền trống rỗng hoặc là đường dẫn đến thương hiệu khác.
Nhiều hãng bán lẻ lớn đã sụp đổ từ khi số lượng các trang web và lĩnh vực thương mại điện tử bắt đầu. Một số khác thì bị các đối thủ cạnh tranh loại bỏ khỏi thị trường, thâu tóm hoặc không có chiến lược kinh doanh thích hợp, dẫn đến phá sản. Tuy nhiên, các thương hiệu này không hoàn toàn biến mất. Ít nhất thì tên miền mang tên thương hiệu đó vẫn tồn tại và dẫn đến một trang web mới để nhớ về một thời hoàng kim.
1. Hollywood Video
Hollywood Video, hãng phim từng là đối thủ của Blockbuster, đã “chết” khi công ty mẹ Movie Gallery phá sản năm 2010 nhưng thương hiệu của nó vẫn tồn tại dưới hình thức online.
Thương hiệu Hollywood Video được tái sinh, trở thành một cổng thông tin giải trí tại địa chỉ HollywoodVideo.com
2. KB Toys
KB Toys được biết đến là một hệ thống bán lẻ đồ chơi được thành lập vào năm 1922 của Mỹ. KB Toys lâm vào tình trạng phá sản 2 lần chỉ trong 5 và phải thanh lý tài sản và năm 2008. Sau đó, KB Toys được Toy “R” US mua lại, bao gồm website, thương hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ và sử dụng để quảng bá cho mình.
KBToys.com có hình ảnh, thông tin hướng mọi người tới trang giao dịch Toys.com hãng Toys “R” US.
3. Borders
Hãng bán lẻ sách báo và băng đĩa nhạc Borders đã phải đóng cửa tất cả các cửa hàn và thanh lý tài sản của mình sau khi tuyên bố phá sản vào năm 2011. Cửa hàng online của hãng được mua lại bởi Barnes&Noble.
Borders.com giờ chỉ là trang chào đón khách truy cập với hình ảnh lá thư từ CEO của Barnes&Noble, ông William Lynch.
4. Linens ‘n Things
Linens ‘n Things là một công ty Mỹ chuyên trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến các sản phẩm may mặc, đồ gia dụng và trang trí trong nhà. Công ty được thành lập vào năm 1975, chuyển sang hình thức cửa hàng trực tuyến vào năm 2009 và phá sản trong năm đó.
Linens ‘n Things được mua lại bởi Leon Black, một doanh nhân Mỹ. Địa chỉ LNT.com tiếp tục được Leon Black sử dụng cho hoạt động kinh doanh của hãng.
5. Eckerd
Eckerd từng là hệ thống bán lẻ dược phẩm lớn thứ 4 tại Mỹ cho đến khi nó bị bán lại do công ty mẹ J.C. Penney gặp khó khăn vào năm 2004. Một số cửa hàng được mua lại bởi công ty dược phẩm CVS. Sau đó, Rite Aid, một công ty dược phẩm trong danh sách Fortune 500 của Mỹ, đã mua lại toàn bộ Eckerd.
Eckerd.com tồn tại với một mục đích duy nhất là làm đường dẫn tới trang web của Rite Aid.
6. Montgomery Ward
Montgomery Ward phải thanh lý tài sản của mình vào năm 2001. 3 năm sau, công ty Direct Marketing Services Inc (DMSI) mua lại Montgomery và hồi sinh thương hiệu này thành một hãng bán lẻ và giới thiệu sản phẩm trực tuyến.
Năm 2008, DMSI được Conoly Brands, một trong những nhà bán lẻ và marketing trực tiếp lớn nhất Mỹ mua lại. Trang web Wards.com hiện tại vẫn đang được sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
7. Tower Records
Tower Records tuyên bố phá sản vào giữa năm 2000 và phải thanh lý tài sản. Hãng bán lẻ băng đĩa này được mua lại bởi công ty thương mại trực tuyến Caiman vào năm 2007.
Địa chỉ Tower.com vẫn được tồn tại để kinh doanh các sản phẩm âm nhạc, đĩa DVD, sách và trò chơi.
8. Pets.com
Pets.com, một công ty liên quan đến thú nuôi hoạt động chủ yếu ở trên mạng Internet, đi từ hào quang IPO tới bờ vực phá sản chỉ trong chưa đầy 1 năm. Công ty được PetSmart mua lại một số tài sản, trong đó có cả tên miền của Pets. PetSmart là một hệ thống bán lẻ chuyên về các sản phầm và dịch vụ cho thú cưng, hoạt động chủ yếu ở Mỹ, Canada, Puerto Rico.
Pets.com không còn tồn tại và địa chỉ URL này sẽ đưa khách hàng trực tiếp đến mypetsmart.com.
9. CompUSA
CompUSA phải bán hết tài sản của mình để giải quyết các nghĩa vụ nợ vào năm 2007. Systemax, công ty điều hành hãng bán lẻ TigerDirect mua lại thương hiệu trên và cố gắng khôi phục lại.
Ban đầu, Systemax sử dụng cái tên CompUSA cho các cửa hàng của mình, trong đó có cả bán hàng trực tuyến. Đây là hình ảnh trang web của Systemax vào tháng 10/2012.
Đến năm 2012, Systemax quyết định đưa website của CompUSA (CompUSA.com) là đường dẫn tới trang web TigerDirect.
10. Circuit City
Systemax cũng mua lại thương hiệu, nhãn hiệu và website của Circuit City sau khi hệ thống cửa hàng bán lẻ điện máy này ngừng hoạt động vào năm 2009.
Thời gian gần đây khách hàng vẫn có thể mua các sản phẩm điện máy trên trang CircuitCity.com. Đây là hình ảnh trang web hồi tháng 10/2012.
Tuy nhiên, trang web này cũng chịu chung số phận giống như của CompUSA. Hiện tại, CircuitCity.com chỉ dẫn đến website của TigerDirect.
Nguyễn Tâm (theo Business Insider)
(vnexpress.net)