Dù chiếm tỷ lệ không cao trong quân đội, các nước trên thế giới đều phải công nhận rằng các nữ binh sĩ đang đóng góp một phần rất lớn vào việc gìn giữ, bảo vệ và chiến đấu cho toàn vẹn của quốc gia.
|
Mỹ hôm qua tuyên bố bỏ lệnh cấm nữ giới tham chiến ở chiến trường, vốn được đưa ra từ năm 1994. Các nữ binh sĩ Mỹ lâu nay bị cấm phục vụ trong bộ binh, pháo binh, tăng binh và các đơn vị đặc biệt khác của Mỹ. |
|
Ở Nga, gia nhập quân đội là không bắt buộc đối với phụ nữ. Hầu hết họ là quân nhân dân sự, hoặc là các sĩ quan, hạ sĩ quan… |
|
Phụ nữ ở Triều Tiên cũng được phép tòng quân trên tinh thần tự nguyện. Điều này là lợi thế giúp họ sớm được kết nạp vào đảng Lao động. Giống như nam giới, họ phục vụ trong quân đội 4 năm và có thể ghi tên nhập ngũ khi đủ 16 tuổi. |
|
Có hàng trăm phụ nữ trong quân đội Iraq. Nhiều người trong số họ do Jordan đào tạo. Họ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và tuần tra các thành phố cùng nam giới. |
|
Israel là một trong số ít quốc gia trên thế giới quy định nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với phụ nữ. Một phần ba số quân nhân của Israel là nữ giới. Họ lái xe, làm y tá, trực tổng đài, điều phối hàng không. Họ không được tham chiến trực tiếp trong các trường hợp khẩn cấp như chiến tranh. |
|
Các nữ binh sĩ ở Serbia chuẩn bị một hoạt động luyện tập. |
|
Quân đội Pháp “nữ tính” nhất châu Âu, với 14% quân nhân là nữ giới. |
|
Có hơn 300.000 nữ quân nhân đang phục vụ trong quân đội Trung Quốc. Tại đảo Hải Nam, có một bảo tàng dành riêng để tôn vinh những phụ nữ đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống thực dân Nhật. |
|
Tại Mexico, phụ nữ được tự nguyện ghi tên nhập ngũ. |
|
Các nữ binh sĩ của Colombia có thể đấu với bất cứ nam giới nào. |
|
Quân nhân Mông Cổ mang nét đẹp sắc sảo. |
|
Các nữ binh sĩ Nepal. Tỷ lệ nữ giới trong quân đội ở các nước không giống nhau, tuy nhiên, các số liệu cho thấy số lượng này tăng đều trong những năm qua. |
Được tham gia vào lực lượng quân đội là một vinh hạnh lớn ở Thái Lan, đặc biệt với phụ nữ. |
Anh Ngọc
(Ảnh: RIA Novosti/AFP)
(vnexpress.net)