Các cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn về việc liệu vàng thực sự hoặc có nên được coi như một loại tiền. Điều này dù vậy không hề ngăn cản các ngân hàng trung ương gia tăng trữ lượng vàng của họ.
Hội đồng Vàng Thế giới ước lượng các ngân hàng trung ương đã mua 500 tấn vàng trong năm 2012, cao hơn con số 465 tấn vào năm trước đó. Các chuyên gia cho rằng động thái này đã giải thích cho việc giá vàng thay đổi.
Trữ lượng vàng thế giới đạt 31.575,1 tấn vào tháng 1 năm nay. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có dự trữ vàng chính thức lớn nhất.
1. Mỹ
Dự trữ vàng chính thức: 8,133.5 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 76,3 %
Mỹ đạt trữ lượng vàng lớn nhất vào năm 1952 với tổng cộng 20.663 tấn, sau đó giảm xuống dưới 10.000 tấn lần đầu vào năm 1968.
2. Đức
Dự trữ vàng chính thức: 3.391,3 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 73,5 %.
Đức có 1.500 tấn vàng trong Ngân hàng Liên bang New York và 450 tấn tại Ngân hàng Trung ương Pháp.
3. Italy
Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 72,8 %.
Italy tuyên bố không bán vàng theo hiệp ước chung trong vài năm qua. Nhưng năm 2011, các ngân hàng nước này coi Ngân hàng Trung ương là nguồn cung vàng của cả nước trong năm 2011.
4. Pháp
Dự trữ vàng chính thức: 2.435,4 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,2%.
Pháp công bố không bán vàng ra trong giai đoạn 2008/2009 – 2013/2014. Trước đó, nước này đã bán ra gần 600 tấn vàng theo thỏa thuận chung.
5. Trung Quốc
Dự trữ vàng chính thức: 1.054,1 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,7 %.
Vàng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dự trữ ngoại hối 3.200 tỷ của nước này. Tuy nhiên, theo tờ Financial Times, tích trữ vàng có vai trò thiết yếu trong việc Trung Quốc quốc tế hoá tiền tệ nước này, đồng thời đưa NDT trở thành đồng tiền dự trữ chung.
6. Thuỵ Sĩ
Dự trữ vàng chính thức: 1.0401,1 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 11%
Năm 1997, Thuỵ Sĩ bán ra một phần dự trữ vàng vì nước này không còn coi vàng là “cần thiết cho các chính sách tiền tệ”. Họ bắt đầu bán vàng ra từ tháng 5/2000, lúc đó dữ trữ quốc gia đang có 1.300 tấn. Theo Thoả thuận về vàng của các ngân hàng trung ương lần 1 (1999), Thuỵ Sĩ bán ra 1.170 tấn. Nước này bán ra thêm 130 tấn từ năm 2004 đến 2008 và không bán thêm vàng từ năm 2009 đến nay.
7. Nga
Dự trữ vàng chính thức: 934,9 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,8 %.
Nga bắt đầu dự trữ vàng từ 2006 nhằm đa dạng hoá dự trữ ngoại hối và giúp ruble trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Ngân hàng trung ương thường mua vàng từ thị trường nội địa.
8. Nhật Bản
Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,3 %
Năm 1950, Nhật Bản chỉ có 6 tấn vàng. Nhưng 9 năm sau, kho dự trữ này tăng mạnh. Chỉ tính riêng năm 1959, lượng vàng dự trữ tăng 169 tấn so với năm trước. Năm 2011, cơ quan này bán vàng để bơm 20.000 tỷ yen vào nền kinh tế sau thảm hoạ sóng thần và hạt nhân.
9. Hà Lan
Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 60,6%
Hà Lan từng thông báo bán vàng ra thị trường với số lượng là 300 tấn năm 1999 nhưng sau đó họ chỉ bán được 235 tấn. Từ đó đến nay, Hà Lan không công bố thêm bất kì một giao dịch bán vàng nào.
10. Ấn Độ
Dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối:10,3%
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ mua vàng từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và xem đây như một kênh đầu tư an toàn.
Hương Thu (theo Business Insider)
(vnexpress.net)