Tinh Hoa

Hành vi phản ánh khát vọng và niềm tin của một người

Suy nghĩ của chúng ta được phản ánh qua những gì chúng ta nói và làm. Qua trải nghiệm của một ai đó, dù là thành công hay thất bại, bạn có thể nhìn thấu tâm người đó.

Cũng tương tự như vậy, cách cư xử phản ánh khát vọng và niềm tin của một người. Những người tu luyện tôn vinh các tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” trong tâm họ, vì vậy một cách tự nhiên hành vi của họ cũng được dẫn dắt bởi các tiêu chuẩn này. Người bình thường xem danh vọng, giàu có và tình cảm của con người là nguồn gốc của hạnh phúc. Cho nên từ những gì họ nói và hành động, bạn luôn có thể quan sát được những theo đuổi của họ với các thú vui trần tục. Họ cũng không tin vào những gì họ không thể nhìn thấy, và họ cũng không hiểu những mục tiêu mà người tu phải rèn luyện tâm tính để đạt được.

Có một câu chuyện về một nghệ sĩ piano đã bị giam cầm trong chiến tranh thế giới II. Anh bị nhốt trong một cái cũi nhỏ trong bảy năm. Việc bỏ tù đã hủy họai sức khỏe, làm biến dạng cơ thể của anh, và buộc anh phải liên tiếp chứng kiến cái chết của các tù nhân khác. Nhưng người nghệ sĩ dương cầm không bao giờ từ bỏ hy vọng sống sót của mình. Khi chiến tranh kết thúc, nghệ sĩ dương cầm đã được gửi trở lại quê hương của mình, nơi anh bắt đầu một cuộc sống mới. Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, kỹ năng chơi đàn piano của anh thậm chí còn tinh tế hơn bao giờ hết. Nghệ sĩ dương cầm đã chia sẻ với mọi người rằng trong suốt bảy năm tù, để vượt qua nỗi sợ hãi và khuyến khích chính mình, anh đã thực hành chơi piano trong trí tưởng tượng của mình mỗi ngày. Việc chơi đàn trong trí tưởng tượng quá sinh động và chính xác đến nỗi anh không bao giờ quên dù chỉ một chi tiết nhỏ khi chơi đàn piano.

 Tô Đông Pha và thiền sư Phật Ấn
 

Một câu chuyện nổi tiếng khác về nhân tâm và cách cư xử xảy ra ở Trung Quốc cổ đại vào thời nhà Tống. Một ngày nọ, Tô Đông Pha, một học giả nổi tiếng, lên chùa và ngồi thiền cùng Phật Ấn, một tu sĩ Phật giáo. Họ thiền định trong một lúc lâu. Sau đó, Tô Đông Pha mở mắt ra và hỏi Phật Ấn, “Ngài đã thấy gì khi tôi đang ngồi thiền?” Phật Ấn nhìn ông và gật gù, “Ông trông giống như một vị Phật trang nghiêm”. Tô Đông Pha rất hài lòng, nhà sư Phật Ấn cũng hỏi lại người bạn của mình. Vì muốn trêu cười Phật Ấn, Tô Đông Pha trả lời, “Nhìn ngài giống như một đống phân bò”. Thiền sư chỉ mỉm cười, và không vặn lại gì. Tô Đông Pha cảm thấy mình đã thắng thiền sư một phen. Khi về nhà, Tô Đông Pha hớn hở khoe với em gái của mình là Tô tiểu muội. Rất ngạc nhiên, Tô tiểu muội đã phá lên cười trước sự ngốc nghếch của anh trai mình. Tô Đông Pha không hiểu tại sao. Tô tiểu muội sau đó giải thích, “Nhà sư Phật Ấn tôn vinh Đức Phật trong tâm mình; do đó, trong mắt của ngài, huynh trông như Phật. Huynh nói rằng nhà sư trông giống như đống phân bò, điều đó có nghĩa là trong tâm của huynh có đầy phân bò.”

 Câu chuyện đã nói với chúng ta rằng việc chỉ trích người khác chưa chắc đã có thể chỉ ra được những vấn đề của người khác, nhưng nó chắc chắn có thể tiết lộ tâm trí, kiến thức và cảnh giới tinh thần của người chỉ trích. Con người ta là tấm gương phản ánh tâm trí của riêng họ, và cách một người đánh giá người khác cũng phản chiếu trạng thái tâm mình. Như trong Phật gia có thuyết, “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”. Nếu trái tim của một người tu luyện đầy từ bi và hòa ái, tà ác xung quanh sẽ bị giải thể, và tất cả mọi thứ trong trường của anh ta sẽ trở nên đẹp đẽ.

(Theo Chanhkien)