Kết quả nghiên cứu cho thấy protein của người có khả năng làm việc như một cảm biến Hall – một loại cảm biến dùng để xác định từ trường. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa xác định được con người có thể phát hiện được từ trường theo nguyên lý của cảm biến này hay không.
Theo Steven Reppert của ĐH Massachusetts Medical, đối với động vật di cư, giác quan thứ 6 đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Nghiên cứu trước đây cho thấy, ngoài việc giúp những động vật như rùa biển và các loài chim di cư di chuyển, khả năng phát hiện từ trường còn có thể giúp cảm nhận không gian thị giác.
Theo một nghiên cứu mới đây, con người có thể có giác quan thứ 6 là nhận biết được từ trường. Thử nghiệm được tiến hành ở ruồi giấm
“Nó có thể giúp động vật nhận biết được các vật thể ở trong thời gian và không gian theo cách mà chúng ta chưa từng nghĩ đến trước đây” – nhà thần kinh học Reppert cho hay.
Khả năng cảm nhận từ trường của động vật được cho là nhờ những protein đặc biệt được gọi là cryptochromes – cũng được tìm thấy trong võng mạc người.
Để chứng minh con người có thể sở hữu giác quan này, Reppert và các đồng nghiệp đã thử nghiệm ở ruồi giấm hoang dã với cặp nhiễm sắc thể cryptochromes còn nguyên vẹn, và những ruồi giấm có cryptochromes riêng được thay thế bằng phiên bản protein của con người.
Họ đặt ruồi giấm vào một mê cung hình chữ T, trong đó mỗi chân trước của chúng được trang bị một cuộn dây cảm điện được bọc để khi một dòng điện truyền qua nó, cuộn dây sẽ bị nhiễm từ. Nhóm thử nghiệm đã thay đổi phía bị nhiễm từ và cường độ của nó – thứ có thể gấp 8 lần từ trường của Trái Đất.
Kết quả là những con ruồi giấm có cryptochromes của con người đã thể hiện độ nhạy cảm với từ trường. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng Protein của con người chỉ hoạt động trong khoảng xanh của ánh sáng.