Mới đây, các chuyên gia tại hãng tin nổi tiếng CNBC đưa ra dự đoán thú vị về một
số mảnh ghép với những gam màu sáng, tối về một phần bức tranh kinh tế năm 2013.
1.Xăng dầu hạ giá
Giá xăng dầu sẽ đa dạng tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, về
cơ bản, việc cải thiện nguồn cung sẽ có thể làm dịu đi xu hướng tăng giá trên
thị trường toàn cầu trong năm tới. Sang năm, nhiều nhà máy lọc dầu lớn từ Đông
sang Tây đặc biệt là khu vực dọc vịnh Mexico sẽ được ra mắt và trở lại hoạt động
có thể thúc đẩy sản lượng đồng thời giảm giá sản phẩm.
2.Bill Gates trở lại Microsoft
Với sự ra mắt của Windows 8- (được cho là một thất bại và thảm họa) và dòng máy
tính bảng Surface không đạt được kỳ vọng ban đầu của tập đoàn thì thời đại của
Steve Ballmer tại Microsoft sẽ chỉ còn vang bóng vào năm 2013. Điều bất ngờ lớn
hơn là chủ tịch Bill Gates có thể sẽ quay trở lại và tạm thời nắm giữ cương vị
CEO cũng với nỗ lực cuối cùng đưa Microsoft trở lại thời kỳ hoàng kim vốn có
(tuy nhiên điều này thật khó!).
3.Jamie Dimon… về vườn
Rất có thể trong năm tới, một người khác chứ không phải Jamie Dimon sẽ lãnh đạo
tập đoàn khổng lồ JP Morgan Chase.
4.Hewlett-Packard bị chia cắt
Những thành viên của đến chế HP (trong đó có cả CEO Meg Whitman) đều nhận ra
rằng, HP không thể bật dậy với cấu trúc doanh nghiệp hiện nay! Trước khi kết
thúc năm 2013, công ty sẽ tái cấu trúc với sự chia tách khu vực kinh doanh là
máy tính cá nhân và máy in như một nỗ lực cuối cùng nhằm sánh kịp với đường đi
nước bước của IBM.
5.Buffett và những thương vụ khủng
Trong một lá thư gửi đến các cổ đông của tập đoàn Berkshire vào năm 2011, tỷ phú
cho biết, hành trang đầu tư cho thương vụ khủng trị giá nhiều tỷ USD đã được
chuẩn bị sẵn sàng. Thế nhưng điều đó đến nay vẫn chưa diễn ra. Ông Buffett lý
giải, sở dĩ 2 quyết định mua tài sản trị giá trên dưới 20 tỷ USD chưa được thực
hiện trong năm nay bởi giá cả chưa đạt được mức mà ông mong muốn. Cũng trong một
buổi phỏng vấn trên CNBC vào tháng 11, tỷ phú Buffett cho biết, ông đang “thèm
khát” một thương vụ lớn khác. Năm nay rất có thể ông sẽ triển khai các dự án đầu
tư với 40 tỷ USD tiền mặt đang nóng giãy trong túi của Berkshire.
6.Thuế Obamacare sẽ…nương tay
Các nhà sản xuất thiết bị y tế như Medtronic, Stryker và Boston Scientific đang
phải đối mặt với mức thuế gián thu 2,3% trên tổng doanh thu bắt đầu từ năm 2013
dưới chương trình cải tổ y tế Obamacare.
Tuy vậy, dự báo lợi nhuận èo uột là một tin xấu đối với khu vực. Có vẻ như ngành
công nghiệp này khó có thể thành công trong việc xoay chuyển những quyết định
thuế má của chính phủ trước tranh cãi gay gắt về ngân sách như hiện nay. Tuy
nhiên vẫn còn hi vọng để các nhà sản xuất tiếp tục nỗ lực nhằm giảm bớt ảnh
hưởng từ chính sách.
Dù có được trì hoãn tạm thời thì trước sau gì bộ luật thuế mới cũng sẽ được áp
dụng và trong khoảng 2 năm tới rất có thể nhiều nhà sản xuất sẽ phải hợp nhất do
chi phí gia tăng nhưng môi cạnh tranh có thể ngăn cản doanh nghiệp tăng giá sản
phẩm.
7.VW, Toyota sẽ vượt GM
Năm 2012 vừa qua, thuận lợi có vẻ như nghiêng về phí GM nhưng trong năm tới thì
khác. Toyota và Volkswagen sẽ vượt qua General Motors về doanh số toàn cầu.
Toyota sẽ tạo nên một sự bùng nổ doanh thu bán hàng tại các thị trường Mỹ và
Đông Nam Á trong khi VW sẽ mở rộng mạng lưới tại Trung Quốc và châu Âu để bứt
phá mạnh mẽ trước GM.
Cũng may cho fan và các nhà đầu tư của GM là công ty đang ngày càng tập trung
vào chiến lược lợi nhuận hơn là thị phần. Chính vì thế, mặc dù nhà sản xuất ô tô
lớn nhất của Mỹ này có thể tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua toàn cầu thì
2013 cũng sẽ là một trong những năm hãng này thu được lợi nhuận khủng nhất.
8.UnderArmour Will sẽ khiến Nike gặp hạn
Nike vẫn sẽ kinh doanh trên thị trường giày nhưng nếu cái tên UnderArmour có thể
tạo được những dấu ấn lớn trong lĩnh vực giày thể thao thì nó có thể làm nên
những bất ngờ lớn đối với Nike.
Thời trang của UA đang có sức hút lớn đối với giới trẻ Mỹ và đường tăng trưởng
đang đưa UA gần hơn đến biểu tượng thể thao. Dự đoán, lợi nhuận cũng như giá cổ
phiếu của UA sẽ vượt trội so với Nike trong năm tới.
9.Phá sản hàng loạt tại Ấn Độ
Ấn Độ có thể sẽ trải qua một năm phá sản, điều có thể khiến cho lòng tin của nhà
đầu tư bị tổn thương nghiêm trọng. Nhiều công ty đã thực hiện các khoản vay
ngoại tệ và họ thực sự cảm thấy lo sợ khi đồng rupee hạ giá. Trong khi đó tốc độ
tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, một số ngành công nghiệp bị kìm kẹp trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt (điển hình nhất là lĩnh vực hàng không và viễn
thông), bên cạnh đó tình hình chi phí đầu vào gia tăng chóng mặt.
Việc hạ bậc tín dụng quốc gia của Ấn Độ là một khả năng có thể xảy ra và điều
này mang đến hiệu ứng xấu. Chi phí huy động vốn đối với các doanh nghiệp gia
tăng có thể dồn những tổ chức đang yếu ớt vào đường cùng.
HungNinh (Theo cnbc)
(vietnamnet.vn)