Sự thật đằng sau lời nguyền của xác ướp
Vào tháng 2/1923 một nhóm các nhà khảo cổ học do Howard Carter đứng đầu đã tiến vào lăng mộ vua Tutankhamun ở Thung lũng Các vị Vua trên Bờ Tây ở Luxor.
Ngày 5/4/1923, Carnarvon – Người tài trợ cho cuộc khai quật – đã chết, tiếp đó là cái chết của con chó của Carnavon và chỉ trong thập kỉ đầu tiên sau cuộc khai quật đã có 26 thành viên trong nhóm chết với những lí do đáng ngờ. Điều này đã làm xôn xao dư luận về lời nguyền của xác ướp.
Một vài lời nguyền có thật từ lăng mộ của xác ướp
Bất kì kẻ nào bước vào ngôi mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ trói cổ hắn như trói cổ một con chim.
Bất kì kẻ nào phá hủy mọi thứ này, thần Thoth sẽ phá hủy hắn ta.
Bất kì kẻ nào phá hủy những kí tự này hắn sẽ không về tới nhà, hắn sẽ không được ôm con hắn, hắn sẽ không bao giờ thành công.
Lời nguyền xác ướp
Người ta vẫn tin rằng lời nguyền của xác ướp không chỉ bắt đầu có từ khi phát hiện ra lăng mộ của Tutankhamun. Nhà nghiên cứu Domimic Monsterrat tin rằng câu chuyện về lời nguyền của xác ướp thực sự có nguồn gốc trong những năm 1820 do một tác giả người Anh và hoạt động múa thoát y kì lạ trên sân khấu. Buổi biểu diễn xảy ra gần Picadilly Circus ở London vào năm 1921 dường như đã mang lại cảm hứng cho tiểu thuyết gia ít tên tuổi Jane Loudon Webb viết cuốn sách viễn tưởng có tên Xác ướp.
Cuốn sách lấy bối cảnh ở thế kỉ 22, nhân vật chính là một xác ướp đầy thù hận và giận dữ, hắn đã sống lại và đe dọa siết cổ người hùng. Sau đó một cuốn sách cho trẻ em có tên Fruits Of Enterprise đã được xuất bản nói về việc đốt cháy các xác ướp để khám phá bên trong một kim tự tháp Ai Cập kì bí. Và các xác ướp thường được phác họa đầy thù hằn. Vào năm 1869, khái niệm lời nguyền xác ướp trở nên rõ rằng hơn khi Lousa May Alcot viết truyện ngắn có tên Lost in the pyramid: The mummys curse. Các câu chuyện về lời nguyền của xác ướp vẫn được sáng tác trong vòng 30 năm sau đó.
Vào năm 1912, sự việc đắm tàu Titanic đã làm cho cả thế giới phải kinh hoàng. Có lời đồn về nguyên nhân của việc chìm tàu được một số người tin là do lời nguyền của một xác ướp Ai Cập được đưa lên tàu. Thế nhưng tình tiết liên quan đến lời nguyền của xác ướp trở thành tâm điểm chú ý chỉ khi khám phá và mở ra khu lăng mộ của vua Tutankhamun vào năm 1923. Câu chuyện này đã được kể rất nhiều nhưng thực tế và viễn tưởng lại cứ đan xen vào nhau. Hai tác giả gần đây đã phân tích những thực tế từ những câu chuyện là Christopher Frayling và Nicholas Reeves.
Thực tế đầu tiên: Ngài Carnavon, người tài trợ cho việc tìm kiếm lăng mộ vua Tutankhamun và nhà khảo cổ học Howard Carter đã tiến vào khu hầm mộ của vua Tutankhamun vào tháng 2/1923. Vào khoảng tháng 6/1923, ngài Carnavon đã bị một con muỗi cắn vào má và bị bệnh. Theo như trên các phương tiện truyền thông, sự kiện này đã làm cho nhiều người đi đến kết luận rằng lăng mộ của vua Tutankhamun có lời nguyền. Có rất nhiều tác giả nổi tiếng đã đưa ra những lí luận của họ trên báo chí. Lấy ví dụ, Marie Corelli – Tác giả có tiếng cùng thời – đã khẳng định các tác giả Ai Cập đã cảnh báo: “Kẻ nào dám quấy động giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết”.
Tin đồn về lời nguyền của xác ướp ngày càng xôn xao hơn khi tình trạng của ngài Carnavon trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng ông đã mất vào ngày 5/4/1923. Trên thực tế cái chết này đã kéo theo rất nhiều những nghi vấn xung quanh nó. Những nghi vấn đó chủ yếu xoay quanh 5 vấn đề: Thứ nhất, người ta nói vào ngày lăng mộ được mở ra, con chim yến của Carter đã bị nuốt bởi một con rắn mang bành (biểu tượng của các Pharaoh cổ đại). Tiếp đến là vào thời điểm ngài Carnavon chết ở bệnh viện thủ đô Cairo, các bóng đèn ở thủ đô Cairo bị tắt trong vòng 5 phút. Và thứ ba, con chó Susie của Carnavo đã trở lại Anh, tru lên và chết đúng vào lúc 2 giờ sáng, cùng thời gian mà Carnavon qua đời. Thứ tư, trên cánh cửa của lăng mộ vua Tutankhamun là một dòng chữ khắc “Kẻ nào dám quấy động giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết”. Và cuối cùng hầu hết những người có mặt tại hôm mở lăng mộ đều đã chết.
Thậm chí cuối năm 1970, lời nguyền dường như vẫn có tác dụng khi các buổi triển lãm được mở ra ở San Francisco, một trong các cảnh sát gác mặt nạ vàng của vua Tutankhamun khẳng định ông ta đã bị đột quỵ vì lời nguyền. Mặc dù các thẩm phán đã bác bỏ điều này, trên Internet ngày nay vẫn cung cấp các thông tin rất sáng tạo. Một số trang web còn chỉ ra rằng cho đến năm 1969 chỉ có 2 thành viên trong đội khai quật tránh được lời nguyền. Trên thực tế thì sau 46 năm kể từ cuộc khai quật những thành viên trẻ tuổi nhất vẫn còn sống đến 70 tuổi hoặc hơn.
Sự thật được hé mở
Howard Carter – người dẫn đầu đoàn khai quật mộ Tutankhamun
Thực ra vẫn tồn tại các lời nguyền được khắc trong các lăng mộ của người Ai Cập cổ đại, lấy ví dụ một lời nguyền nổi tiếng trong kim tự tháp của triều đại 5 “Bất kì kẻ nào chạm một ngón tay vào kim tự tháp này và ngôi chùa này những gì thuộc về ta và thần ka của ta là hắn ta đã chạm vào chánh điện của thần Horus trên trời. Hắn sẽ làm tức giận nữ thần của chánh điện. Việc làm của hắn sẽ bị thần Ennead kết án. Hắn sẽ không có nơi nào để ở, không có nơi nào làm nhà. Hắn sẽ trở thành kẻ bị đày ải, kẻ tự giết chính bản thân mình”. Có thể nói bản thân lời nguyền là có thật nhưng nó có ma lực nào hay không thì không ai biết rõ.
Dư luận về lời nguyền của xác ướp chỉ được lắng xuống khi bức màn bí mật được vén lên. Chúng ta đều biết người chết có khả năng sinh ra trứng nhiễm trùng có thể rất nguy hiểm cho người sống. Rất có thể rằng những tay cướp mộ cổ đi vào mộ một thời gian ngắn sau sau cái chết của các vị Pharaoh có thể bị nhiễm bệnh và vì vậy sẽ chết. Rất có thể điều này đã dẫn đến niềm tin xa xưa về lời nguyền của xác ướp. Trên thực tế các Pharaoh đã bảo vệ mộ của mình rất chi li và có thể giúp làm lời đồn được lan ra.
Vào năm 1999, Gotthard Kramer – nhà vi sinh vật học tại đại học Leipop sau khi nghiên cứu 40 xác ướp khác nhau đã xác định được một số bào tử nấm mốc rất nguy hiểm. Theo ông thì khi ngôi mộ lần đầu tiên được khai quật, không khí sạch có thể làm xáo trộn các bào tử đẩy chúng vào không khí và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Còn về những bí ẩn xung quang cái chết của ngài Carnavon? Bác sĩ người Canada James Mc Sherry đồng ý kiến với nhà khoa học người Pháp Sylvain Gandon rằng: Một cái mụn ác tính ở vòm họng có thể gây ra một căn bệnh tương tự như một bi kịch là nguyên nhân dẫn tới cái chết của Carnavon. Ông iếp tục giải thích: “Chắc hẳn trong thời kì cổ đại đã tồn tại bệnh than và nó thường là nguyên nhân tới nạn dịch thứ năm hoặc thứ sáu, các nạn dịch này đã được miêu tả trong chương 9 của Exodus. Những bào tử bệnh than có thể đã có mặt trong lăng mộ, và sẽ thực sự nguy hiểm sau khi tiếp xúc với không khí cổ xưa bị khuấy động.
Rõ ràng rằng cái chết của Carnavon chỉ là một sự tình cờ ngẫu nhiên bởi lẽ nếu như có thật một lời nguyền thì lời nguyền đó phải nhằm thẳng vào Howard Carter người khai quật lăng mộ, đằng này ông lại sống thêm 17 năm nữa, và chết trước sinh nhật lần thứ 65 của ông. Mà ông lại trải qua một thập niên làm việc dưới lăng mộ. Những người khác lại sống rất lâu và hạnh phúc. Có lẽ chúng ta nên biết rằng lời nguyền lại là một phép lành. Hàng loạt các bộ phim đã được sản xuất dựa trên chủ đề này. Không chỉ có vậy đó cũng là vấn đề nóng bỏng của các phương tiện truyền thông.
Và chính sự kì bí của lời nguyền cũng làm tăng sự hiếu kì về đất nước Ai Cập. Có thể nói rằng lời nguyền chính là một phép lành dành cho ngành công nghiệp du lịch Ai Cập.
(theo nguoiduatin)