Giới kinh doanh TQ mất rớt đài vì mất uy tin ở nước ngoài – Hình minh họa
Một bài báo trong giới truyền thông chính quyền Trung Quốc đã đổ lỗi sự gian lận tài chính bị phát hiện trong các công ty Trung Quốc được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ là do sự thông đồng của các công ty Mỹ. Một ấn phẩm tài chính phương Tây đã nhận xét về bài báo rằng tinh thần dân tộc và yêu nước Trung Quốc là nơi ẩn náu cuối cùng của trò gian lận và lừa đảo.
Theo một bài báo trong tờ tạp chí an ninh Trung Quốc (CSJ) đã được xuât bản rộng rãi trên internet Trung Quốc cho hay, quỹ đầu tư thanh khoản-linh hoạt Mỹ (U.S hedge funds), một công ty luật và là một cơ quan nghiên cứu độc lập đã gia nhập vào lực lượng chuyên săn lùng các công ty Trung Quốc được Mỹ niêm yết để tìm lợi nhuận trong việc mua khống cổ phiếu.
Quỹ đầu tư đang quản lý chặt chẽ danh mục vốn đầu tư mà thường không đón nhận quá 100 nhà đầu tư cao cấp, mỗi nhà đầu tư phải đầu tư ít nhất từ 250.000 đô trở lên. Các quỹ như thế thường không thể được rút ra bất kỳ thời điểm nào và thường phải được đầu tư trong ít nhất là 1năm.
Theo CNBC, bài báo trên tuyên bố rằng sự xuất hiện ồ ạt các vụ bê bối tài chính gần đây của các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ là kết quả của sự thông đồng được tính toán và lên kế hoạch từ trước và sự thông đồng này bắt nguồn từ công ty nghiên cứu đầu tư Muddy Waters, một công ty “chuyên tìm kiếm các công ty Trung Quốc mà nó cho là gian lận, bán khống cổ phần các công ty đó và công bố các khoản chi phí của công ty đó trên website”.
Muddy Waters đã bán khống 5 công ty Trung Quốc trước khi công bố cáo buộc gian lận tài chính của các công ty đó, gây ra thiệt hại gần 4,4 triệu đô la giá trị thị trường từ ngày giao dịch cuối cùng trước khi công bố nghiên cứu của họ ngày 3/6 (theo Bloomberg).
Bán khống (short-selling) cổ phiếu nghĩa là bán cổ phiếu mình không sở hữu mà vay mượn từ bên thứ ba. Khi bán khống, người ta hi vọng sẽ mua lại được cổ phiếu đó với giá thấp hơn và bỏ túi khoản tiền chênh lệch trước khi trả lại cổ phiếu trả cho chủ sở hữu ban đầu. Đây là hình thức kinh doanh được xem là có nguy cơ cao.
Kể từ khi nhiều công ty khác của Trung Quốc gian lận trong giao dịch tài chính. Ít nhất 17 loại cổ phiếu Trung Quốc đã bị ngừng giao dịch trên thị trường chứng khoán NASDAQ từ giữa tháng năm, và đầu tháng 6 hãng Interactive Brokers của Mỹ đã cấm khách hàng mua khoảng 160 loại chứng khoán Trung Quốc.
Bài báo trên CSJ viết qua sự cố vừa rồi cho thấy rằng có một hệ thống đã định hình cơ cấu các doanh nghiệp Trung Quốc một cách có hệ thống để kiếm lợi từ việc bán khống cố phiếu của các công ty đó. Nhà sáng lập Carson Block của Muddy Waters đã “sử dụng khả năng nói tiếng Hoa của mình như một lợi thế để nắm bắt nỗ lực niêm yết ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc nhỏ và trung bình, và để thiết lập những cái bẫy cùng với các doanh nghiệp đầu tư nhằm vào các khoản lợi nhuận đáng kể”, bài báo cho biết thêm.
Bài báo ngụ ý rằng các công ty Trung Quốc được nhắc đến trong bài là nạn nhân của một thị trường không quen thuộc, và cho rằng Muddy Waters và những công ty có chung hứng thú thậm chí sẽ còn tiếp tục “bòn rút xương tuỷ” các công ty khác lớn hơn ở Trung Quốc
Bài báo cũng nêu chi tiết sự ảnh hưởng từ tổn thất của các công ty Trung Quốc này, nhưng không đề cập đến các hành vi gian lận bị cáo buộc của các công ty này.
Mặc dù được đăng tải trên hầu hết các trang web của Trung Quốc, nhưng cho thấy hầu như không có bình luận. Tuy nhiên, có một bài bình luận sắc sảo về bài báo này của nhà bình luận Diệp Đàn thuộc tờ Financial Times thu hút nhiều sự chú ý.
Một bài viết trên website ngày 14/6, bà Diệp chỉ trích báo cáo của CSJ là để bao che gian lận bằng cách dựng lên lý thuyết “thông đồng” và khơi gợi tinh thần dân tộc. Bà trích dẫn một thực tế là khoảng 40 công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ cũng đã thừa nhận là đã gian lận tài chính hoặc đã bị ngưng giao dịch kể từ tháng 2, cho thấy việc các cổ phiếu Trung Quốc bị mất uy tín là do gian lận, chứ không phải do Muddy Waters âm mưu hãm hại. Bà Diệp nói, “Muddy Waters có thể có những vấn đề riêng của họ, nhưng những gì họ làm rất có lợi cho việc xây dựng một trật tự mới.”
Bà Diệp nói tiếp rằng việc giao dịch cổ phiếu của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán ngoại quốc đã lợi dụng tinh thần dân tộc. Bà cho hai ví dụ về việc lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để biện minh cho việc các công ty lớn của Trung Quốc kinh doanh phi đạo đức khi giao dịch với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ví dụ đầu tiên, ngôi sao doanh nhân Trung Quốc Sử Ngọc Trụ đã khuyến khích Mã Vân, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, trở thành một người “yêu nước bẩn thỉu” bằng cách ép buộc các cổ đông nước ngoài của Alibaba là Yahoo và Softba
nk Corp bán cổ phần cho nhà nước và công ty nhà nước Trung Quốc. Ông Sử viết trên blog mình rằng đó là để bảo vệ nền an ninh tài chính Trung Quốc.
Bà Diệp bình luận giọng điệu của ông Sử phản ánh quan điểm của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc. Bà Diệp đã viết như sau “Sử Ngọc Trụ cũng đã phản bội lại những quy tắc quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường, đó là tính chính trực và ràng buộc khế ước. Nếu tất cả mọi người đều phá vỡ quy tắc dưới danh nghĩa yêu nước… các doanh nhân tương lai sẽ trở thành những thủ lĩnh chính trị mị dân, tự bao che cho sự bất lương và quyết định sai trái của họ bằng luận điệu của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.”
Một ví dụ khác, công ty công nghệ sinh học Hilead của Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ chủ chốt của công ty công nghệ sinh học Cathay ở Trung Quốc do một người Mỹ gốc Hoa tên Lưu Hưu Tài thành lập. Khi đưa vu việc ra tòa, phương tiện truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh, Cathay là công ty của người Mỹ đầu tư (trích lời bà Diệp).
Bà Diệp nói, “Đây là một sự gợi ý kinh khủng hỗ trợ Hilead là yêu nước, bất chấp đúng sai”. Cuối bài viết, bà Diệp cho rằng hành vi gian lận và lừa đảo thường sử dụng chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước làm nơi ẩn náu cuối cùng cho chúng. ”Khi chúng ẩn nấp trong đó, có vẻ không gì có thể trừng trị chúng được nữa”. “Khi lá cờ chủ nghĩa dân tộc được sử dụng hết lần này đến lần khác, việc kinh doanh của Trung Quốc sẽ mất uy tín trầm trọng.”