(VTC
News) – Viện Vật lý địa cầu đã họp khẩn, cử một đội “phản ứng nhanh” tới
huyện Bắc Trà My ngay trong tối 15/11 để kiểm tra tình hình động đất tại đây.Vào hồi 07 giờ 24 phút (giờ GMT) tức 14 giờ 24
phút (giờ Hà Nội) ngày 15/11/2012, một trận động đất có độ lớn 4,7 độ
richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (15,35 độ vĩ Bắc, 108,10 độ kinh
Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 6 km.
Động
đất xảy ra trong khu vực địa phận huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Theo đánh giá động đất gây nên rung động trên cấp VI (theo thang MSK-64)
ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh.
Ngay
sau khi trận động đất xảy ra, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với Tiến
sĩ Lê Huy Minh – Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu về sự việc này:
Tiến sĩ Lê Huy Minh (Ảnh VNE) |
– Trận động đất vừa xảy ra vào chiều 15/11 gây ảnh hưởng thế nào tới người dân sinh sống ở khu vực này, thưa ông?
Trận
động đất này chắc chắn khiến nhà cửa của người dân nơi đây bị rung lắc
rất mạnh, đồ đạc trong phòng như bàn, cốc chén…có thể đỗ vỡ, tường nhà có thể bị nứt.
Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa nhận được bất kì thông báo nào cho thấy có nhà dân bị đổ, sập.
Hiện
tại, chưa có cơ sở nào để có thể khẳng định động đất ở đây đã đến mức
cực đại hay chưa. Hôm trước, từng xảy ra trận động đất mạnh 4,6 độ
richter, còn hôm nay là 4,7 độ richter.
Theo như nghiên cứu của Viện Vật
lý địa cầu trước đây, tại khu vực này có khả năng xảy ra động đất với
độ lớn cực đại là 5,5 độ richter.
–
Ông đánh giá thế nào về tần suất của các trận động đất ở đây trong
tương lai? Liệu chúng ta có thể dự báo được các trận động đất tiếp theo
không?
Từ nhiều ngày
nay, có thể thấy động đất xảy ra liên tục ở đây và tần suất chưa có dấu
hiệu suy giảm. Do chưa có đủ số liệu, nên chúng tôi chưa thể đánh giá
chính xác, cụ thể về tần suất các trận động đất này.
|
Chúng tôi mới chỉ đặt máy ghi nhận các trận động đất ở đây từ ngày 19/10. Sau khi đặt trạm địa chấn đầu tiên, mới đây, người ta đặt thêm 2 trạm địa chấn nữa quanh khu vực này.
Động
đất thì không thể dự báo trước được. Chỉ khi động đất đã xảy ra, người
ta mới ghi nhận các số liệu từ những trạm địa chấn này để thông báo, làm
các công việc nghiên cứu nhằm xác định độ sâu, độ chấn tâm…cho chính
xác. Trên cơ sở quan sát trong một chuỗi thời gian dài, các nhà khoa học
sẽ đưa ra nhận định về xu thế chung của động đất trong tương lai.
Riêng
tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), tôi xin khẳng định động đất chưa thể
chấm dứt ngay được. Thực tế, những trận động đất từng xảy ra trong thời
gian qua đã gây ảnh hưởng rất lớn tới người dân ở khu vực này.
>TOÀN CẢNH ĐỘNG ĐẤT RUNG CHUYỂN THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2
– Trận động đất với độ lớn 4,7 độ richter này có phải là “đáng sợ” nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây không?
Tại
Việt Nam, từ trước tới nay, có 3 trận động đất có độ lớn mạnh hơn 6 độ
richter. Trận thứ nhất xảy ra vào năm 1923, mạnh 6,1 độ richter liên
quan tới việc phun trào của núi lửa Hòn Choi ở vùng ngoài khơi Nam Trung
Bộ (thuộc ở vùng biển Vũng Tàu, Phan Thiết).
Thuỷ điện Sông Tranh 2. |
Trận
thứ 2 xảy ra ở khu vực Điện Biên với độ lớn 6,8 độ richter vào năm
1935. Trận thứ 3 xảy ra vào năm 1983, mạnh 6,8 độ richter ở Tuần Giáo
(Điện Biên).
Bằng
những kinh nghiệm nghiên cứu về động đất ở một đập thủy điện khác, tôi
nhận thấy, động đất có nguồn gốc kích thích thường xảy ra trong 4 – 5
năm liền. Tại khu vực huyện Bắc Trà My, động đất đã xảy ra ròng rã suốt 2
năm nay (từ ngày 29/11/2011).
Như
vậy, nó đang ở giai đoạn rất “tích cực” và không biết tới bao giờ mới
chấm dứt. Cần quan sát trong thời gian dài hơn thì mới có thể đưa ra
được những nhận định chính xác về xu hướng xảy ra các trận động đất ở
đây.
|
– Trên thế giới đã có thiết bị nào có thể dự báo trước được nguy cơ xảy ra động đất chưa?
Trên
thế giới hiện cũng chưa có một chiếc máy, thiết bị nào có thể dự báo
trước các trận động đất cả. Chỉ là, động đất xảy ra rồi, máy móc ghi lại
các rung động của nó. Trên cơ sở các ghi nhận đó, người ta đánh giá xem
động đất xảy ra ở vị trí nào, tâm tiêu, độ sâu…ra sao.
– Sau trận động đất ông có lời khuyên gì cho người dân nơi đây?
Đập
thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế có thể chịu đựng được động đất cấp
8, với gia tốc nền là 150cm2. Thực tế, rung động cảm nhận được ở khu
vực đó mới hơn cấp 6 một chút, chứ chưa đạt tới mức gây nguy hiểm cho
đập.
Từ trước tới nay, ở khu
vực này rất ít khi xảy ra động đất. Do vậy, người dân chưa chuẩn bị tinh
thần kịp. Ngay cả chuyện xây dựng nhà cửa, người ta cũng chưa tính tới
chuyện chống động đất. Như một lẽ tất yếu, khi động đất xảy ra sẽ gây
tâm lý lo sợ, hoang mang trong người dân.
Dù
chưa làm bất cứ ngôi nhà nào đổ, nhưng chúng cũng gây nứt nhà cửa. Rõ
ràng, chúng ta phải có những biện pháp phòng tránh những rủi ro có thể
xảy ra.
Ví dụ nhà nứt vết lớn
quá, chúng ta cần gia cố để nó không thể nứt to hơn nữa khi xảy ra động
đất. Khi động đất xảy ra, cần phải có những ứng xử cho hợp lý để tránh
những thiệt hại, rủi ro không đáng có do thiếu hiểu biết”.
Tôi chỉ có một lời khuyên là bà con nên bình tĩnh, có những ứng xử hợp lý khi xảy ra động đất.
Xin cảm ơn ông!
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho hay: “Ngay trong tối ngày 15/11, chúng tôi đã cử một đoàn gồm khoảng 4 người vào Quảng Nam để nắm bắt tình hình động đất ở đây. Hiện tại đường truyền internet truyền tải dữ liệu từ trạm địa chấn ở địa phương tới trạm trung tâm chưa ổn định, mạng vẫn còn hoạt động yếu, kém, chập chờn, lúc được lúc không nên việc khai thác, phân tích số liệu về các trận động đất xảy ra ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Cách |
Minh Quân
(vtc.vn)