Tinh Hoa

Phạt xe không chính chủ: Mượn xe bạn, xác minh thế nào?

Từ hôm nay, 10/11, Công an TP. Hà Nội cụ thể hóa Nghị định 71 và xử phạt nặng
đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ
tục sang tên đổi chủ.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng Phòng Hướng
dẫn luật và Điều tra, Xử lý tai nạn giao thông – Cục cảnh sát giao thông Đường bộ (C67 – Bộ Công an).

Xin ông cho biết quy định xử phạt hành vi “không chuyển quyền sở hữu
phương tiện theo quy định” có gì khác so với trước đây?

Xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ vẫn gặp nhiều khó khăn – Thượng tá Trần Sơn nhận định 

– Việc xử phạt đối với hành vi này là chuyện hết sức bình thường, không phải
là quy định mới. Không phải bây giờ mà từ trước nay, Luật giao thông đường bộ đã
có quy định: khi mua bán, cho tặng phương tiện, người bán và mua đều có trách
nhiệm chuyển quyền sở hữu.

Theo đó, Nghị định 34 của Chính phủ và những Nghị định trước đây về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đều đã quy định về điều
này.

Nghị định 71 bắt đầu áp dụng chỉ khác Nghị định 34 trước đây là tăng mức tiền
xử phạt đối với hành vi này.

 Đối với mô tô, xe máy không sang tên đối chủ, trước
kia chỉ phạt 100 – 200 nghìn đồng. Nhưng bây giờ tăng lên 800 nghìn – 1,2 triệu
đồng. Còn ô tô tăng lên mức 6 – 10 triệu đồng.

Việc tăng mức xử phạt liệu có khả thi khi mà số lượng người đi xe không
chính chủ hiện nay rất nhiều?

– Từ trước nay, việc xử phạt với những trường hợp này vẫn gặp rất nhiều khó
khăn. Bởi lẽ, pháp luật không cấm việc cho mượn phương tiện. Miễn là có đầy đủ
giấy tờ về xe và người theo quy định pháp luật. Và việc xác minh “mượn xe” hay
“mua bán không sang tên” là chuyện không đơn giản.

Nếu người bị kiểm tra nói rằng “xe tôi mượn của bạn” thì sẽ xử lý thế
nào?

– Cơ quan chức năng sẽ phải xác minh việc này. Chẳng hạn, yêu cầu người điều
khiển phương tiện gọi điện thoại cho chủ xe đến giải quyết. Nếu chủ xe không đến
được, có thể kiểm tra qua điện thoại dựa vào thông tin trên đăng ký xe. Bởi lẽ
những người cho mượn xe thường là người thân, bạn bè, không thể nói rằng không
biết họ ở đâu, điện thoại như thế nào?

Vậy trong trường hợp người bị kiểm tra nói rằng xe họ mượn của bạn nhưng
vào thời điểm đó, họ chưa có điều kiện để chứng minh…?

– Những trường hợp như vậy quả thật không dễ xử lý. Việc xử phạt hành vi
“không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” vẫn còn rất nhiều khó
khăn.

Người điều khiển xe đã bị xử phạt một lần về hành vi “không chuyển quyền
sở hữu phương tiện”, thì lần sau sẽ bị phạt thế nào?

Nhiều chủ phương tiện lo lắng trước với quy định xử phạt mới này. 

Với lỗi vi phạm này, nếu đã bị phạt một lần mà vẫn tiếp tục sử dụng phương
tiện không sang tên đổi chủ, sẽ tiếp tục bị xử phạt như thế. Do vậy, một người
có thể bị xử phạt nhiều lần liên tục về lỗi vi phạm này.

Trước đây đã có quy định xử phạt đối với hành vi này nhưng chưa đem lại
hiệu quả.

– Mục đích của việc tăng mức xử phạt là để bắt buộc người dân thực hiện đúng
quy định sang tên đổi chủ như pháp luật đề ra.

Trước đây, mức xử phạt nhẹ nên nhiều người vẫn sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền nộp
phạt chứ không chịu sang tên đổi chủ.

 

Theo bạn quy định xử phạt xe không chính chủ có quá nặng?

  • Quá nặng
  • Vừa phải
  •  

Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho
cơ quan quản lý. Ví dụ như một số trường hợp lái xe gây tai nạn bỏ trốn, cơ quan
chức năng không xác định được nguồn gốc chủ xe.

Vì vậy, với quy định tăng mức xử phạt, hy vọng tới đây nhiều người sẽ có ý
thức hơn trong việc thực hiện chuyển quyền sở hữu khi mua bán phương tiện.

Tuy
nhiên, quy định chuyển quyền sở hữu cũng đã có hướng dẫn. Nếu một chiếc xe được
mua bán qua tay năm bảy chủ, phải chứng minh được tính liên tục của giấy bán
chẳng hạn ông A bán cho bà B, bà B bán cho ông C…

Từ 10/11, ngoài quy đinh về tăng mức xử phạt đối với hành vi “không
chuyển quyền sở hữu phương tiện”, còn có những quy định mới nào cần lưu ý về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ?

– Điều cơ bản của Nghị định 71 khác với Nghị định 34 và các quy định trước
đây chủ yếu là tăng mức xử phạt đối với một số lỗi vi phạm giao thông khoảng 1,5
– 2,5 lần.

Đó là các hành vi như: xe khách chở quá số người quy định, vi phạm về nồng độ
cồn, tốc độ… Đặc biệt, hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện”, mức xử
phạt tăng khoảng 10 lần.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc người bị xử
phạt tước giấy phép lái xe 30 ngày thì trong 30 ngày đó được lái xe hay không,
Thượng tá Sơn khẳng định, trong thời gian bị xử phạt như vậy, người đó được coi
là không có giấy phép lái xe, nếu vẫn cố tình lái xe sẽ bị xử phạt như người
chưa có GPLX.

Ngoài ra nếu chủ phương tiện đang bị tạm giữ giấy
tờ theo quy định, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong
biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm
quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương
tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành
vi không có giấy tờ.

Theo Khampha.vn

(vtc.vn)