Người dùng trên toàn thế giới đã rất hào hứng với “cây đàn ghi-ta” xuất hiện trên công cụ tìm kiếm Google vào hai ngày 9 và 10-6 vừa qua. Tuy vậy, tác phẩm mang phong cách Doodle này đã làm kinh tế thế giới tổn thất hàng trăm triệu USD.
Theo Extreme Tech, Google chỉ tốn 15.000 USD để thiết kế mẫu Doodle
trên, nhưng tổng mức thiệt hại mà các công ty, doanh nghiệp trên thế
giới phải gánh chịu lên đến 166 triệu bảng, tương đương 268 triệu USD ~
5547 tỷ VNĐ), bởi các nhân viên văn phòng trên thế giới đã dành tổng
cộng 10,7 triệu giờ chỉ để chơi đàn trên Google. Nếu không tính đến sự
thay đổi giá trị của đồng USD theo từng năm, cây đàn ghita của Google đã
gây thiệt hại gấp 2 lần so với chi phí Mỹ bỏ ra cho cuộc chiến tranh
vùng vịnh năm 1991.
Nghệ sĩ Les Paul – Ảnh: Reuters |
Tính đến tháng 6/2011, Google đã chạm ngưỡng 740 triệu lượt truy cập/ngày. Theo phân tích của tờ Rescue Time, trong hai ngày 9 và 10-6, trung bình những người sử dụng Google đã dành ra thêm 26 giây so với bình thường. Lấy 26 giây nhân với 740 triệu ta sẽ được hơn 5,3 triệu giờ, và như vậy trong hai ngày, công dân mạng đã dành hơn 10,7 triệu giờ đồng hồ để “nghịch” những dây đàn trên Google.com. Đây chỉ là một nghiên cứu mang tính tham khảo của Extreme Tech.
Doodle của Google đã gây thiệt hại cho kinh tế thế giới? – Ảnh: Daily Mail |
Người dùng Google ở Mỹ thậm chí còn được trang bị thêm một nút màu đen để ghi âm tiếng đàn và chia sẻ chúng lên các mạng xã hội. Ở Việt Nam, trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, ZingMe cũng có rất nhiều các bạn trẻ chia sẻ cảm giác thích thú khi sử dụng Doodle ghi-ta trên Google.com.vn. Trong ngày 16-6 vừa qua, Google cũng lại “gây sốt” với Doodle nguyệt thực toàn phần.
Doodle hình cây đàn trên trang chủ Google hôm 9 và 10-6 nhằm kỉ niệm 96 năm ngày mất của nghệ sĩ lừng danh Les Paul – người đã tiên phong trong việc phát triển loại dàn ghi-ta điện tử, là tiền đề cho sự phát triển rực rỡ của dòng nhạc Rock-and-Roll trong những thập kỉ trước.
Theo Google, những Doodle có thể tương tác này được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa JavaScrip, HTML 5 Canvas, CSS, Flash và cả những công cụ có sẵn của Google như Google Font API, App Engine…
theo TTO