Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học từ Đại học Hawaii tại Mānoa – Mỹ cho thấy khu vực phía đông dãy núi Andes có thể sẽ chứng kiến động đất lên tới 8,9 độ Richter. Kết quả nghiên cứu khiến các nhà khoa học bất ngờ bởi trước đó, họ mới chỉ xác định được động đất có thể xảy ra ở khu vực này mạnh nhất chỉ 7,5 độ Richter, dựa trên những nghiên cứu về lịch sử địa chấn trong vùng.
Ông Benjamin Brooks, nhà nghiên cứu của Viện Địa vật lý và Hành tinh học Hawaii thuộc Đại học Khoa học Kỹ thuật Trái đất – Đại dương ở Mānoa, cùng các đồng nghiệp đã sử dụng các dữ liệu GPS để vẽ ra chuyển động của bề mặt trái đất trong khu vực hạ Andes, dọc sườn đông của dãy núi Andes. Kết quả nghiên cứu cho thấy vận tốc chuyển động của bề mặt trái đất từ tây sang đông tụt giảm nghiêm trọng. Ông Brooks nói: “Chúng tôi liên hệ các chuyển động bề mặt GPS với chuyển động phía dưới bề mặt thông qua các mô hình biến dạng. Trong trường hợp này, chúng tôi dùng mô hình cao su đơn giản của một miếng gỗ trên một biến vị và thực hiện hàng triệu mô phỏng theo phương pháp Monte Carlo để xác định sự phân bố theo xác suất cho các thông số mẫu”.
Từ dữ liệu đó, các nhà nghiên cứu kết luận khu vực phía đông của vùng này hiện đang bị dính vào một vùng dài 100 km có các phiến đá kiến tạo chuyển động đối nghịch nhau. Các nhà nghiên cứu ước tính sự đứt gãy trong vùng có thể gây ra động đất mạnh lên tới 8,9 độ Richter. Theo Khoa học
|