Tinh Hoa

Ảnh “lọ mọ, lơ mơ” từ phong cách Lomography

Nghệ thuật nhiếp ảnh luôn đòi hỏi sự công phu từ thiết bị, thủ thuật đến cảm xúc trong mỗi khuôn hình nhưng với thể loại nhiếp ảnh mang tên Lomography, vẻ đẹp của bức hình lại đến từ một phong cách hoàn toàn khác.

Ngôi nhà nhỏ bên sông.


Cô gái Malaysia.


Trên cầu thang xoắn ốc.

Các nguyên tắc được những người yêu Lomography đặt ra như “thấy là chụp”, chụp từ mọi góc độ, bất kể ngày đêm chung quy cũng chỉ được tóm gọn trong 1 câu: “Don’t think, just shot” (dịch là: Đừng nghĩ gì, cứ chụp đi!)

Người chụp Lomography chỉ sử dụng những chiếc máy phim đơn giản, chụp ngẫu hứng, tự do không theo một khuân mẫu hay chuẩn mực nào. 


Một khu phố gần Quảng trường Merdeka, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.


Vẻ đẹp quyến rũ của hoa đồng nội. 


Chú lạc đà không bướu lém lỉnh.


Vòng xoay.

Chính lối chụp “không hề suy nghĩ” đã tạo ra cho ảnh Lomo nét cá tính rất riêng, với hình ảnh mới lạ, góc chụp bất ngờ mà người chụp tỉ mỉ theo nguyên tắc khó mà tìm được.


Có 3 tiêu chí quan trọng để “nhận diện” phong cách Lomo, đó là cách chụp ngẫu hứng…


… loại máy ảnh phim cũ với “hiệu ứng” méo hình, lọt sáng.


… và độ tương phản khá gắt, khiến màu sắc trông “ảo” hơn bình thường… 

Lomo (tiếng Nga: ЛОМО) thực ra là tên của một loại máy ra đời vào khoảng giữa thế kỉ 20 ở Liên Xô cũ, loại máy ảnh này có độ nhạy cảm đặc biệt với màu đỏ, xanh, vàng, chính là mấu chốt để tạo nên phong cách Lomography sau này.

Năm 1991, tình cờ có hai chàng sinh viên người Áo sử dụng chiếc máy ảnh này trong dịp đi du lịch tới Prague. Họ chụp hàng loạt những bức ảnh đời thường mà không hề quan tâm đến những kỹ thuật như tiêu cự, tỉ lệ, ánh sáng… 

Lối chụp tưởng như “vô tội vạ” đó lại tạo ra những bức ảnh sinh động, độc đáo và được nhiều người yêu thích. Từ đó, chiếc máy ảnh Lomo và cách chụp này dần trở thành trào lưu trên toàn thế giới, khai sinh ra dòng nhiếp ảnh mới với cái tên: Lomography.


Lomography đã du nhập đến Việt Nam từ vài năm trước…


…và được giới trẻ gọi vui với cái tên thuần Việt: Nhiếp ảnh “lọ mọ” hay nhiếp ảnh “lơ mơ”.


Bức ảnh ngược sáng chụp Nhà thờ Hồi giáo Koutoubia (Morocco).


Chú cừu đang gặm cỏ.

Lomography có 10 nguyên tắc cốt lõi, song nguyên tắc thứ 10 lại là “Đừng quan tâm đến 9 điều trên”, đủ thấy phong cách này đề cao tính ngẫu hứng đến mức nào. 

Với tính chất đó, Lomography không thích hợp với những bức ảnh đòi hỏi sự trau chuốt tỉ mỉ như ảnh dự thi, ảnh nghệ thuật. Ngược lại, nó trở thành lối chụp yêu thích của những tín đồ du lịch, đặc biệt là những người trẻ thích đi đây đi đó, luôn “kè kè” chiếc máy ảnh để “nháy” mọi lúc mọi nơi. 

Những người yêu Lomo vì thế đã đặt cho nó một khẩu hiệu thú vị hơn: “Let Our Life be Magic and Open” (tạm dịch: “Hãy biến thế giới trở nên diệu kỳ và rộng mở”).


Lomography tập hợp tất cả những gì gọi là “bất quy tắc” trong nhiếp ảnh.


Nó trở thành phong
cách “ruột” của những người yêu du lịch, thích bấm máy mọi lúc mọi nơi.


Với phong cách này bạn chẳng cần bận tâm chụp thế nào là đúng, là sai…


… vì chỉ một chút thủ thuật hay kinh nghiệm sẽ làm bức ảnh mất đi chất “Lomo” theo đúng nghĩa.


Bạn cũng có thể trở thành một “Lomographer” đấy, chỉ cần “Don’t think, just shot” – thật đơn giản phải không nào?

10 “nguyên tắc vàng” của Lomography

1. Đem theo máy bất kể bạn đang ở đâu

2. Chụp không kể ngày đêm

3. Đừng lo Lomo làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, vì Lomo chính là một phần cuộc sống của bạn

4. Nếu có mục tiêu, hãy tiến sát và bấm máy

5. Không cần lo nghĩ

6. Phải nhanh

7. Không cần suy nghĩ bạn sẽ chụp gì

8. Không cần suy nghĩ bạn đã chụp gì

9. Chụp từ mọi góc độ

10. Và cuối cùng: Hãy chụp, đừng quan tâm đến 9 điều trên!

Chúng ta hãy cùng xem lịch sử ra đời của Lomography và máy ảnh Lomo qua clip dưới đây:

(kenh14.vn)