Tinh Hoa

Tái tạo được tai từ tế bào bệnh nhân

Các nhà khoa học người Mỹ đã tạo thành công tai người từ tế bào của những bệnh nhân bị thương.

Khung titan để tạo hình tai giả, và một chiếc tai giả bằng nhựa được chế tạo tại phòng nghiên cứu ở Boston.

Những binh sĩ Mỹ bị thương mất tai thường được cấy thay thế tai giả bằng nhựa, nhưng chiếc tai giả này khó sử dụng và dễ hư hỏng, không mang lại cảm giác thật cho người dùng và không thay đổi cùng màu da khi thời tiết thay đổi.

Để khắc phục những nhược điểm trên, các nhà khoa học thuộc bệnh viện Massachusetts (Mỹ) đã tìm ra cách tạo ra tai người từ chính tế bào của bệnh nhân. Phương pháp này không chỉ giúp tai giả trông tự nhiên hơn mà còn nâng cao khả năng nghe của bệnh nhân.

Tiến sĩ Cathryn Sundback và các công sự đã sử dụng máy tính để tạo ra mô hình 3D chiếc tai còn lành lặn của bênh nhân. Sau đó, họ tạo ra một bộ khung titan từ mô hình máy tính và phủ lên đó một lớp collagen – một loại protein tự nhiên giúp tăng tính co giãn của da.

Các nhà khoa học tiến hành lấy một mảnh sụn từ trong mũi hay xương sườn của bệnh nhân để cấy vào bộ khung. Sau đó, bộ khung này được nuôi cấy tại phòng thí nghiệm trong vòng 2 tuần. Khi bộ khung tai giả đã được bao phủ bởi sụn, một lớp da được lấy từ cơ thể bệnh nhân để phủ lên bộ khung trước khi cấy trở lại bênh nhân.

Quá trình tái tạo từ mô hình tai 3D trên máy tính tới khung dây titan, cấy ghép mô sụn vào khung và nuối cấy vào cơ thể để bao bọc da.

Trước đó, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Cathryn Sundback đã thử nghiệm cấy tai giả được tạo theo phương pháp này trên cừu trong vòng 20 tuần. Các nhà khoa học cũng cấy thành công tai giả trên lưng chuột cho phép họ thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

 Bà Cathryn Sundback, Giám đốc phòng nghiên cứu kỹ thuật ghép mô của bệnh viện Massachusetts General Hospital, đang bế một chú chuột được cấy nuôi một chiếc tai người làm từ tế bào cừu.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đã sẵn sàng đề nghị chứng nhận từ Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) trước khi tiến hành thí nghiệm cấy tai giả trên người. Dự kiến, quá trình này kéo dài trong vòng 1 năm.

Hà Hương

(vietnamnet.vn)