Mang danh nghĩa “giải phóng” Tây Tạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tàn phá hoàn toàn vùng đất cao nguyên yên bình phủ đầy tuyết Tây Tạng. Vô số Lạt ma bị giết chết, nhiều địa điểm tôn giáo thiêng liêng bị phá hủy…
Trong số 2.700 ngôi đền, chùa ở Tây Tạng trước đây, bây giờ chỉ còn 8 cái. Không chỉ làm cho Đức Đạt Lai Lạt ma phải sống lưu vong, Chính Phủ Trung quốc còn thực hiện chiến lược Hán hóa ở Lhasa, thủ đô truyền thống của Tây Tạng, với lý do “hỗ trợ sự tiến bộ của khu vực”. Điều này đang làm thay đổi toàn bộ diện mạo của thánh địa thiêng liêng này. Người Tây Tạng đang trở thành người thiểu số ở ngay đất nước của họ, và văn hóa Tây Tạng đang bị biến mất.
Dưới đây là bộ sưu tập hình ảnh Tây Tạng trước và sau khi bị Trung Quốc chiếm đóng:
1. Tây Tạng trước khi bị ĐCSTQ xâm lược
Những cảnh tượng hiếm hoi trước cuộc xâm lược.
Trang phục truyền thống trong các nghi lễ của Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà lãnh đạo tinh thần ở Tây Tạng.
Những nhà sư nhỏ tuổi khi nhìn thấy máy ảnh lần đầu trong đời.
Vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13: Thubten Gyatso.
Một cuộc diễu hành quân sự vào năm 1938. Lá cờ Tây Tạng hiện bị nghiêm cấm ở Tây Tạng ngày nay, nhưng đó là một hình ảnh để chào mừng trước khi bị ĐCSTQ xâm lược.
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lãnh tụ hiện tại của Tây Tạng tại nghi lễ tấn phong vào ngày 22/2/1940, tại Lhasa.
Các nghi lễ truyền thống, mặc dù hầu hết đều bị chính phủ Trung Quốc cấm ngày nay, nhưng là một phần quan trọng trong đời sống của người Tây Tạng ngày xưa.
Người phụ nữ Tây Tạng đeo một bộ đồ trang sức quý giá.
Những cô gái xinh đẹp ngại ngùng tạo dáng trước ống kính máy ảnh.
Trang phục truyền thống khác.
Đức Đạt Lai Lạt Ma không còn được thấy trên quê hương của mình nữa. Những hình ảnh của ông hiện nay bị chính phủ Trung Quốc coi là bất hợp pháp.
Bản đồ quân sự năm 1941 của Hoa Kỳ cho thấy Tây Tạng là một quốc gia.
2. Tây Tạng sau khi bị ĐCSTQ chiếm đóng
Tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản là vô thần và chống lại tất cả các tôn giáo.
Nhiều nhà sư bị bắt giữ trong một cuộc đàn áp quân sự năm 2008 tại Ngaba.
Các Lạt ma bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ và bị chụp mũ là người ly khai.
Những lá cờ máu của ĐCSTQ được treo ở Barkhor, nơi cầu nguyện phổ biến nhất của những người hành hương và người dân địa phương ở Lhasa.
Mao Trạch Đông muốn phá hủy Cung điện Potala, nơi ở cũ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, để đè bẹp tinh thần của người Tây Tạng. Tuy nhiên, ông đã đổi ý vì nó có thể được sử dụng làm điểm đến du lịch để kiếm tiền. Một lần nữa, lá cờ máu của ĐCSTQ được dựng lên, nổi bật như một lời nhắc nhở liên tục về chủ nhân của nơi đây
Ngày nay, các tu viện có nhân viên an ninh Trung Quốc tuần tra không phải là cảnh tượng hiếm thấy ở Lhasa.
Tu viện Ganden đã bị Quân đội Giải phóng phá hủy vào năm 1959. Nơi đây được coi là một trong 3 tu viện Phật học lớn nhất của Tây Tạng, trước khi trở thành tàn tích.
Bức ảnh này chụp năm 1958, mô tả một hoàn cảnh chung vào thời điểm đó.
Mao Trạch Đông buộc người Tây Tạng phải tôn thờ ông. Dưới đây là một bức ảnh được treo trong Tu viện Ramoche.
Mao Trạch Đông đã phá hủy văn hóa 5.000 năm của Trung Hoa trong “Đại Cách mạng Văn hóa”, sau đó ông chuyển sang hủy hoại văn hóa Tây Tạng…
Những người Tây Tạng từ chối hát những bài hát ca ngợi chế độ độc tài của Trung Quốc sẽ bị phạt tiền.
Lhasa là một trong những thành phố được canh gác nghiêm ngặt nhất dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc.
Chính phủ lưu vong của Tây Tạng tuyên bố rằng hơn 1 triệu người Tây Tạng đã chết vì những nguyên nhân trực tiếp từ cuộc chiếm đóng của Trung Quốc.
Theo các nhà nghiên cứu độc lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang nhắm đến người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ để thu hoạch nội tạng sống, mặc dù các học viên Pháp Luân Công vẫn là những mục tiêu chính do có cơ thể khỏe mạnh.
Video: Tội ác mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc bị phơi bày trước diễn đàn TED
Video về tình trạng khó khăn hiện tại của Tây Tạng:
Bảo Long, theo NTDTV