Tinh Hoa

Tần Thủy Hoàng uống thủy ngân để trường sinh?

Mộ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc được chôn sâu dưới ngọn đồi miền Trung Trung Quốc, có nhiều hào sâu chứa đầy thủy ngân, khiến các nhà khảo cổ học không thể tiếp cận.

Tần Thủy Hoàng, sinh năm 259 trước công nguyên, mất năm 210, là người thống nhất 6 nước trong thời kỳ nội chiến và lên ngôi hoàng đế. Khi qua đời, ông được chôn trong một ngôi mộ rất nguy nga dưới lòng đất với màu sắc rực rỡ, chứa tất cả mọi thứ trên trần gian để cung cấp cho hoàng đế ở thế giới bên kia.

Cùng chôn với Tần Thủy Hoàng còn có các chiến binh, thê thiếp, người hầu được nung bằng đất sét. Các nhà khảo cổ học ước tính có khoảng 8.000 hình nhân kiểu này được chôn trong ngôi mộ. Đến nay mới khai quật được 2.000 hình nhân đất sét.

Mô phỏng chân dung Tần Thủy Hoàng.

Điều kỳ lạ, khi xét nghiệm mẫu đất xung quanh khu vực ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng cho thấy có nồng độ thủy ngân rất cao. Các tác phẩm văn chương cổ xưa Trung Quốc cũng ghi chép lại rằng, Tần Thủy Hoàng tạo ra vương quốc dưới lòng đất có cung điện, lấy trần nhà mô phỏng bầu trời đêm được trang trí ngọc trai làm sao, đầy thê thiếp đất nung.

Đặc biệt, các tác phẩm cổ xưa cũng cho rằng, Tần Thủy Hoàng có các con sông thủy ngân lỏng bao quanh. Vì theo người Trung Quốc cổ đại, sông thủy ngân có thể ban cho ai đó một sự sống bất tử.

Tuy nhiên, theo nhà khảo cổ học Kristin Romey, người phụ trách giám sát những chiến binh đất nung tại một triển lãm trưng bày ở New York cho biết, có lẽ chính niềm tin này khiến Tần Thủy Hoàng nuốt thủy ngân để được trường sinh. Nhưng kết quả cuối cùng ông phải qua đời ở tuổi 49.

Cũng do bị bao quanh bởi các con sông thủy ngân nên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể chạm tới ngôi mộ có chứa thi thể của Tần Thủy Hoàng được, dù công nghệ khai quật tiên tiến hơn nhiều.

(Nguồn: Đất Việt)