Chiếc tàu bay LEMV này không hẳn là khinh khí cầu. Về mặt kỹ thuật, có thể coi đây là một tàu bay ‘lai tạo’, với ba nguồn chính giúp tàu có thể bay trên trời.
Sự kết hợp này rất có ích vì nó sẽ giúp loại trừ một trong những vấn đề thường gặp nhất đối với khí cầu: đó là độ thăng bằng rất nhạy cảm.
Alan Metzger – Giám đốc Chương trình Tàu bay của Northrop Grumman cho biết ông kỳ vọng loại LEMV này có thể duy trì bay được trong 3 tuần, có thể mang được khối lượng lên tới 1133kg, và di chuyển với vận tốc 30-80knots.
“Khi bạn làm phép tính với 20.000 USD để duy trì thiết bị này trên trời trong suốt 3 tuần. Đó là con số quá rẻ so với việc vận hành rất nhiều máy bay thông thường hiện nay… Một số tính năng của thiết bị còn cho phép bạn cân nhắc giữa việc bạn muốn ở trên không bao lâu và số lượng hàng hóa bạn muốn mang theo” – Alan Metzger nói.
Ông còn cho biết thêm là chiếc ‘tàu bay’ này chỉ sử dụng lượng nhiên liệu bằng 1/4 so với máy bay có trọng tải hàng hóa tương tự.
“Giờ đây chúng tôi có cơ hội chứng to rằng một phương tiện loại và cỡ này có thể mang theo các tải trọng cần tiết, có khả năng do thám kéo dài và bền bỉ mà các máy bay chiến đấu đang cần” – Metzger nói thêm
Với thời gian bay lên tới 3 tuần, chiếc ‘tàu bay’ này không cần tới phi hành đoàn, nhưng khi triển khai nhiệm vụ trong nước hoặc nước ngoài thì nó phải bay qua không phận dân sự. Như vậy có nghĩa là tàu bay phải có người lái bên cạnh chế độ lái tự động hoặc lái ‘từ xa’.
Chiếc ‘tàu bay’ này là một trong các sản phẩm của hãng Lockheed Martin, Mỹ.
LEMV thu thập các thông tin tình báo và dữ liệu trên mặt đất. |
Lê Thu (Tổng hợp)