Ngày 23/7 vừa qua, Syria chính thức xác nhận việc có một kho vũ khí hóa học và mục đích là để “đáp trả khi có sự xâm lược từ các quốc gia khác”.
Theo hiến pháp, Tổng thống Syria chính là Tổng tư lệnh của Lực lượng vũ trang với số quân khi huy động tối đa lên đến 646.500 binh lính.
Mặc dù số lượng lớn, nhưng binh lính Syria được đánh giá là không thiện chiến so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Đổi lại, họ có lòng trung thành tuyệt đối với ông Assad và những người lãnh đạo mang dòng dõi Alawites của mình.
Syria đã từng bị cáo buộc về việc sở hữu và nghiên cứu phát triển vũ khí giết người hàng loạt. Ngày 23/7 vừa qua, nước này chính thức xác nhận việc có một kho vũ khí hóa học và mục đích là để “đáp trả khi có sự xâm lược từ các quốc gia khác”.
Bức ảnh của tình báo phương Tây về một lò phản ứng đang xây dựng ở Syria |
Theo các nhà phân tích phương Tây, Syria đương nhiên có các vũ khí hóa học khi mà họ là 1 trong 7 quốc gia không kí kết Công ước vũ khí hóa học quốc tế năm 1993.
Tuy nhiên, điều này đã bị chính phủ Syria phủ nhận cho đến năm nay với một lời đe dọa sẽ dùng khi bị tấn công.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ước tính mỗi năm quân đội Syria sản xuất và tích trữ vài trăm tấn vũ khí hóa học, chủ yếu là các loại khí độc khác nhau.
Ngoài ra, Syria cũng là một nước đang có tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân dù cho các nỗ lực mua lò phản ứng của họ đều bị IAEA phát hiện và hủy bỏ.
Súng máy PKM của bộ binh Syria |
Hiện nay, các vũ khí của quân đội Syria chủ yếu là sử dụng từ thời Liên Xô còn hùng mạnh. Sau khi Liên Xô tan rã, quá trình nâng cấp vật tư quốc phòng của Syria chậm lại và đến bây giờ quân đội của họ được đánh giá không hiện đại.
Bộ binh Syria chủ yếu sử dụng súng AK-47 và Makarov của Liên Xô, ngoài ra còn có một số loại súng của Châu Âu nhưng được sản xuất tại Trung Quốc và Iran từ những năm cuối thế kỉ trước. Bên cạnh đó, Lực lượng phòng không của Syria còn sử dụng các súng máy PK và SPG-9.
Binh lính Syria hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng súng AK-47 từ thời Liên Xô |
Về phương tiện, hiện nay bộ binh Syria đang sở hữu khoảng 2.100 xe bọc thép và đây là phương tiện được ưu tiên do có tính cơ động và trọng lượng nhẹ hơn so với xe tăng.
Syria cũng có gần 5.000 xe tăng cũ từ thời Liên Xô, tuy đã lỗi thời nhưng vẫn có “tiếng nói” khi đối đầu với bộ binh quân nổi dậy.
Lực lượng phòng không Syria được cho là đang sở hữu những hệ thống tên lửa tuy cũ nhưng khá mạnh như Scud-C với tầm bắn 500 km mua từ Triều Tiên và Scud-D với tầm bắn nâng lên 700 km được Syria tự phát triển với sự hỗ trợ của Iran và Triều Tiên.
Ngoài ra, lực lượng này cũng có trong tay hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô để lại, dù cũ nhưng cũng có thể bắn hạ các máy bay F-4 của Thổ Nhĩ Kì 2 tháng trước đây.
Sơ đồ thể hiện tầm kiểm soát của các trận địa S-200 đang hoạt động của Syria |
Theo tình báo phương Tây, Syria nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các quốc gia Ả Rập và Vùng vịnh Ba Tư do những gì họ đã làm khi tham gia cuộc chiến vùng vịnh trước đây.
Năm 2005, Nga đã xóa cho Syria 9.8 tỉ USD (khoảng 3/4 khoản nợ 13.4 tỉ USD từ thời Liên Xô). Ngoài ra Nga cũng chấp nhận thêm những khoản nợ mới để nâng cấp quân đội của Syria, tiêu biểu là năm 2005 với số tiền 4 tỉ USD.
Hệ thống vũ khí Pantsir-S1 với súng phòng không, radar và các ống phóng tên lửa hiện đại mà Syria mới mua từ Nga |
Vài năm gần đây, quân đội Syria đã ngày càng lớn mạnh và từng bước hiện đại sau những bản hợp đồng khổng lồ với Nga.
Trong đó chi mạnh tay nhất vẫn là cho lực lượng phòng không và chống tăng, với hệ thống phòng không Pantsir S1E, hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander.
Ngoài ra các lực lượng khác cũng được nâng cấp với các máy bay MiG-29SMT và Yak-130 dành cho không quân, hải quân thì được trang bị thêm 2 tàu ngầm Amur-1650.
Phía Nga xác nhận những hợp đồng này không hề làm mất cân bằng quyền lực trong khu vực Trung Đông và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tùng Đinh
(vtc.vn)