Nếu toàn thế giới này là một sân khấu, thì đời sống mỗi người là một câu chuyện được diễn bày đến phút cuối. Và không có câu chuyện nào dở, chỉ có người kể chuyện dở mà thôi. Bất kể bạn đang nộp đơn xin việc mới hay đang được phỏng vấn để thăng tiến bởi người chủ hiện nay của bạn, thì cơ hội thành công của bạn có thể được nâng cao bằng cách chuyển biến bản thân từ một bộ kỹ năng di động thành một diễn viên chính đáng nhớ trong vở kịch của riêng bạn. Để tạo ra câu chuyện hấp dẫn thu hút người nghe và viết lên tâm trí họ hình ảnh không thể tẩy xóa được là bạn trong khi làm nổi nhưng phẩm chất tốt nhất của bạn, bạn hãy nghe theo 15 kỹ thuật kể chuyện dưới đây.
1. Đừng giới hạn những câu chuyện trong đời sống nghề nghiệp
Rõ ràng, những câu chuyện về thành tựu và hoạt động nghề nghiệp thích hợp khi phỏng vấn xin việc và có thể rất hữu hiệu cho việc chia sẻ. Tuy nhiên đừng giới hạn vốn ý tưởng chuyện kể của bạn chỉ trong công sở; một vài chuyện huyên thiên tốt nhất đến từ cuộc sống đời tư của bạn. Có thể dễ dàng tạo ra kết nối với môi trường công sở qua chuyện leo núi, chuyện bắt được một con cá to hay nuôi dạy những đứa trẻ.
2. Nhận biết chất lượng trước, sau đó phát triển câu chuyện:
Annette Simmons, tác giả cuốn Nhân Tố Chuyện Kể, khuyên bạn trước tiên hãy chọn nhặt phẩm chất về bản thân mà bạn muốn nêu bật, sau đó nghĩ ngược lại về câu chuyện. Bà ấy đề nghị việc nhờ đến 4 “chiếc xô đáng tin cậy” cho những cậu chuyện hay của bạn: một lần bạn khoe khoang phẩm chất đó, một lần bạn thất bại, một người thầy thông thái yêu quý, một cuốn sách hay bộ phim ưa thích với một nhân vật đã phô lộ phẩm chất đó.
3. Hãy để những thông cáo việc làm hướng dẫn bạn:
Khi cho những kỹ năng gì mà bạn nên làm nổi bật bằng những câu chuyện của mình, Katherine Hansen, tác giả cuốn Kể Cho Tôi Nghe Về Bạn: Kể Chuyện Để Nhận Được Việc Và Thúc Đẩy Nghề Nghiệp, đưa lời khuyên rằng hãy quan tâm đến thông cáo việc làm. Chọn tầm 12 niêm yết rồi tìm ra những kỹ năng được yêu cầu nào xuất hiện bất ngờ nhất. Với mỗi kỹ năng, hãy tìm ra ý tưởng về một câu chuyện tương đối gần đây từ công việc hay vui chơi mà cho thấy bạn đã phô lộ kỹ năng đó trong quá khứ.
4. Nói thật:
Đơn giản, phải không? Nhưng vẫn có người tin rằng “mọi người đều nói xạo trong lý lịch nghề nghiệp của mình” và người ta mong đợi đôi chút giả dối đây đó. Nhiệm vụ kể chuyện của bạn là lấy những gì bạn có, cả những nét xấu, và chuyển nó thành một chuyện tường thuật hấp dẫn. Có nghĩa là, ví dụ như, không che dấu những lúc thất nghiệp nhưng chia sẽ những gì bạn học được từ kinh nghiệm đó giờ khiến bạn trở thành một người tốt và một nhân viên tốt.
5. Nhớ nói chuyện với khán thính giả:
Như John Steinbeck đã chỉ ra, nếu một câu chuyện không nói về thính giả, anh ta sẽ không lắng nghe. Vậy nên câu chuyện của bạn cần khả kết nối về căn bản. Những câu chuyện mà có thể lảng tránh thính giả bởi bì chúng chướng tai gai mắt, ngạo mạn, hoàn toàn xuất khỏi cảnh giới cuộc sống thường nhật có thể khiến bạn nhớ nhưng không phải là nhớ vì lý do đúng đắn.
6. Mang chuyện của bạn ra đời thực cùng với hình ảnh sinh động:
Điều khiến một câu chuyện bám hoài trí nhớ một người là khả năng thầm khiến khán thính giả đồng cảm với bạn và hình dung ra những gì bạn đã trải qua. Bạn thực hiện xong điều này bằng cách mô tả một vài chi tiết cảm nhận như: mùi của cỏ vừa mới cắt, âm thanh của máy xén cỏ, cảm thấy câu lạc bộ gôn trong tay bạn, cái nhìn vào gương mặt bạn của bạn khi bạn ghi bàn thắng gôn bằng một cú đánh.
7. Liên quan tới những vấn đề quan trọng:
Bạn biết rằng bạn đã kể một câu chuyện kinh khủng khi bạn kết thúc mà thính giả nói rằng, “thú vị thật” và đề nghị nói tiếp. Bạn biết rằng bạn đã kể một câu chuyện thực sự hấp dẫn khi thính giả hỏi sôi lên khi bạn kết thúc. Và đó chính xác là cái mà bạn mong muốn từ vị thính giả ấy: quan tâm đến bạn. Vì thế nên thỉnh thoảng kỹ thuật kể chuyện tốt nhất là vô tình thốt ra những lời yêu cầu câu hỏi từ thính giả và tăng tốc lướt qua những lời đó trong khi kể chuyện.
8. Tóm lấy cách mở chuyện:
Phụ nữ chỉ mất một thời gian khét tiếng là ngắn để đánh giá những người yêu khác phái tiềm năng, và bạn có thể không có nhiều thời gian hơn để nắm bắt sự chú ý của người nghe bằng một câu chuyện. Khêu gợi sự quan tâm của họ bằng cách hứa hẹn một vài thứ khác thường hay đáng ngạc nhiên. Ném ra những cụm từ như “cọ xát với cái chết” hay “điều buồn cười nhất mà tôi từng biết,” bất cứ thứ gì khiến họ ngẩng đầu lên và hoàn toàn chú ý đến bạn. Chỉ cần chắc chắn là phát biểu cụm từ một khi bạn đã xây dựng nó.
9. Làm cho thư xin việc của bạn khác biệt:
Thư xin việc không cần phải là một sự vụ công thức, buồn tẻ “Gửi Những Ai Liên Quan”. William Zinsser, tác giả của cuốn sách bước ngoặt Bàn Về Viết Tốt, khuyên về việc mở đầu một lá thư xin việc với một giai thoại hay cái gì đó như kiểu “Một lý do tôi muốn làm việc cho quý công ty là tôi luôn luôn nhớ một vài điều mà bố tôi đã nói với tôi…” Vì nó vẫn là một lá thư xin việc, nên giữ nó ngắn gọn và dùng ngôn ngữ giao tiếp đơn giản thôi.
10. Theo một công thức kể chuyện:
Có nhiều công thức kể chuyện được phát triển bởi các chuyên gia trong lĩnh vực nâng cao nghề nghiệp mà bạn nên bám theo khi sáng tạo thủ công các câu chuyện của bạn. Tất cả chúng bao gồm tiến triển từ một vài loại vấn đề hay tình huống tới hành động bạn làm hay kết quả theo sau. Ví dụ, có công thức CCAR của Kathryn Troutman: bối cảnh, thách thức, hành động, kết quả. Công thức khác là SHARE của Fred Coon: tình huống, chướng ngại, hành động, các kết quả và đánh giá.
11. Nghĩ về một lý lịch nghề nghiệp như là “câu chuyện cuộc đời”:
Bởi vì lý lịch nghề nghiệp đòi hỏi phải ngắn, nên kể một câu chuyện với một người là khó, nhưng không phải là không thể. Hansen khuyên ta nghĩ về mỗi điểm đạn như là một câu chuyện nhỏ, được diễn đạt súc tích, mà sẽ được trình bày chi tiết trong cuộc phỏng vấn hay thư xin việc. Thay vì là dẫn dắt bằng những gì bạn đã làm, hãy bắt đầu mỗi điểm đầu dòng bằng các kết quả tích cực của hành động của bạn trước tiên để nắm bắt sự chú ý.
12. Sôi nổi lời mời LinkedIn:
Kể chuyện về cơ bản là khiến cho giao tiếp kinh doanh thường đàm hơn. Đừng bỏ qua những cơ hội khiến giao tiếp của bạn đáng ghi nhớ hơn và thú vị hơn. Ví dụ, thay vì gửi đi những điều mặc định “Tôi mong kết thêm bạn vào mạng nghề nghiệp của tôi” trong lời mời kết nối LinkedIn, hãy làm những tin nhắn nhỏ mà sẽ lưu bám trong tâm trí người được mời (và khiến anh ta chấp nhận): “Yêu thông báo gần đây của bạn. Tôi đã chia sẻ nó cùng những cái thông báo khác đã qua, với một vài Nhóm LinkedIn của tôi. Bạn sẽ kết tôi vào LinkedIn chứ? Tôi cảm giác như tôi đã biết bạn rồi!”
13. Tạo ra một lời tuyên bố cho thương hiệu cá nhân (nhân hiệu) dựa trên chuyện kể:
Nhân hiệu là nghệ thuật thiết lập bản thân như là tách biệt khỏi nhiều người. Cách tốt nhất để làm điều này là kết hợp chặt chẽ câu chuyện và kinh nghiệm của bạn, mà vốn đã chỉ liên quan đến riêng bạn. Trong cuốn In Dấu Bản Thân: Cách Tạo Bản Sắc Cho Một Nghề Nghiệp Rực Rỡ của David Andrusia và Rick Haskins, họ khuyên ta sử dụng công thức “kỹ năng + cá tính/đam mê + nhu cầu thị trường = tuyên bố thương hiệu.”
14. Luyện tập tạo nên hoàn hảo:
Đừng để cuộc phỏng vấn là lần đầu bạn khởi phát một câu chuyện, nếu không bạn sẽ đi lang thang và tìm kiếm từ, tên và thường làm một công việc chất lượng kém. Hãy cân nhắc viết một câu chuyện bạn muốn sử dụng, sau đó đọc qua nó và chỉnh sửa nó, cắt bỏ thông tin thừa. Một khi bạn có nó, hãy luyện tập kể nó với một giai điệu tự nhiên và với ngắt nghỉ và nhấn nhả thích hợp.
15. Biết khi nào nên thoát:
Một phần của việc biết khán thính giả là khả năng phán đoán xem họ bận ra làm sao. Tất nhiên, mọi người đều bận, nhưng một vài ông chủ tiềm năng đang bận rộn. Bạn cần bước đi trên dấu đường đã vạch giữa dùng thời gian để kể chuyện của bạn một cách thích hợp và dùng nhiều thời gian của người phỏng vấn bạn hơn mức nên dùng. Dù cách nào đi nữa, quan trọng là gói bọc câu chuyện để tùy họ muốn nghe thêm, như bất kỳ người kể chuyện tốt nào có thể chứng thực.
(Theo nanopatentsandinnovations)