Tinh Hoa

Bài Viết Thêm: Những giấc mơ của bé Mi Mi (Phần 4): Đọc “Chuyển Pháp Luân”

Những giấc mơ của bé Mi Mi (Phần 4): Đọc “Chuyển Pháp Luân”
Lời thuật lại của một bé gái 9 tuổi cho mẹ của mình
 
(Ghi chú: Ngày 20 tháng 8 năm 2000, Mi Mi bắt đầu tiêu nghiệp, trong lúc đọc Pháp tối hôm đó, thiên mục của cháu đã mở ra, nhìn thấy sách Đại Pháp cứ phát ra ánh sáng màu vàng, bên trong sách có vô số [hình ảnh] chư Phật, Đạo, Thần [xuất hiện], ngay cả các dấu câu cũng [xuất hiện] như vậy, [hình] hoa sen in trên bìa sau {phiên bản Chuyển Pháp Luân của Trung Quốc} cũng rất mỹ diệu).
 
Khi con xem bức ảnh của Đại Sư, [con nhận thấy rằng] tóc của Ngài có một vòng màu nâu, con cảm giác trên đầu của Đại sư có một vòng tròn lớn (có thể đơn thuần là vầng hào quang ở trên đầu), vòng tròn này rất lớn, và đang lớn dần ra, bao quanh cả đầu. Bao gồm những màu sắc như: đỏ, cam, vàng và màu lục, còn có màu lam và màu tím, con cảm giác có một vòng tròn màu nâu, một màu nâu đậm, còn phát quang nữa. Áo của Đại Sư cũng màu nâu, chiếc áo sơ mi bên trong là màu vàng, nhiều nhất là vùng ở giữa. 
 
Mỗi từng dấu phẩy trong sách, hầu như đều mang hình tượng của chư Phật, còn có hình tượng của các Bồ Tát. Con cảm giác trong mỗi trang đều có một vị tiểu Bồ Tát, còn lại đều là các vị tiểu Phật, có vị đang đứng, có vị ngồi xếp bằng, còn có vị đả thủ ấn, sau khi các Ngài đả thủ ấn xong thì đều rất ngay ngắn, đều làm các động tác giống nhau, dường như những chữ viết có thể chuyển động được. Con còn nhìn thấy một vị có hình tượng là Quán Thế Âm Bồ Tát, mặc y phục màu trắng, như đang lơ lửng trong không trung, trong tay cầm một lọ hoa. Bên cạnh Ngài là một vị tiểu Phật, khoảng cách rất gần, [giống như chúng ta] có thể trò chuyện được với nhau, tay của Quan Âm Bồ Tát đang di chuyển, động tác đặc biệt ôn nhu, dấu phẩy này xem ra rất trắng, cảm giác không phải là màu đen [như thông thường]. Vị tiểu Phật bên cạnh ấy đang đả tiểu thủ ấn. Con còn nhìn thấy một vị đại Phật ngồi ở đấy đả đại liên hoa thủ ấn. Trên đầu của Ngài có mấy quả cầu nhỏ. Những dấu chấm câu khác thì vẫn là hình ảnh dấu chấm câu [thông thường].
 
Những chữ viết trên sách phát ra ánh sáng rất mạnh, và rất sáng. Những chữ phát quang trong mỗi trang sách thì cũng không giống nhau. Những chữ viết tỏa sáng như thế có rất nhiều, con cũng không đếm hết được, lại có chữ phát kim quang, có chữ phát ngân quang,.. Chữ phát kim quang là [xuất hiện] nhiều nhất, chữ phát ngân quang thì ít hơn, chữ phát hoàng quang là ít nhất, chỉ có [những màu] như thế. [1]
 
Tất cả các chữ trong cuốn sách đều lấp lánh ánh kim quang, ngay cả những khoảng trắng cũng có ánh sáng, đều là có ánh sáng, có cảm giác giống như một khối chữ bằng vàng. Hai chữ “Thái khí” {thu khí} đặc biệt sáng, những chữ “Tẩu hỏa nhập ma” là ‘hoàng sắc’, hai chữ “Võ thuật” thì có một chút ‘hoàng’, “Khí công” thì có một chút ‘kim’. Có chữ rất ‘kim’, có chữ rất ‘ngân’, cũng có chữ rất ‘hoàng’, nhưng cũng có chữ lại là ‘đạm hoàng sắc’ {màu vàng nhạt}. Chữ “Ngộ” vô cùng đẹp đẽ, tỏa sáng rất mạnh mẽ. Hai chữ “sở sở” trong cụm từ “thanh thanh sở sở” {rõ ràng rành rành} có màu sắc không giống nhau, một từ là ‘ngân sắc’, từ kia là ‘kim sắc’. “Đại căn khí chi nhân” {người đại căn khí} cũng thế, chỉ có “Đại căn” là ‘hoàng sắc’, “khí chi nhân” là ‘ngân sắc’. Tất cả bên trong quyển sách này đều tỏa ra ánh sáng.
 
Trong sách có rất nhiều Pháp Luân đang xoay chuyển. Xoay chuyển rất nhanh, tất cả Pháp Luân xoay chuyển rất đồng bộ, lúc thì xoay thế này, lúc thì xoay thế khác, có lúc còn xoay ngược lại. Các hình thái cực nhỏ ở giữa cũng xoay chuyển, lúc thì hướng về bên này, lúc thì bên kia. Các Pháp Luân đều là vàng, còn thay đổi màu sắc nữa, một mặt vừa xoay chuyển, một mặt vừa thay đổi màu sắc, có lúc là màu xanh, hồng, có lúc lại biến thành màu nâu, còn biến thành màu bạc, màu vàng, màu đỏ và màu lục. Vừa thay đổi phương hướng vừa thay đổi màu sắc. Con còn nhìn thấy chữ “Tắc” [2] là một Pháp Luân, người khác xoay chuyển bên này, nó lại xoay chuyển bên kia, các vị trông thấy nó chuyển thế này, một lát lại chuyển sang thế kia.
 
Chuyển Pháp Luân” (trên trang bìa) là ba chữ vàng chói nhất. Tên của Đại Sư trở nên rất to lớn, lúc nhìn lại, đã không thấy tên của Ngài đâu, đã biến thành ba chữ “Chuyển Pháp Luân”. Con cảm giác dường như trên trang bìa không có chữ nữa.
 
Hình ảnh hoa sen ở bìa sau của cuốn sách phát ra ánh sáng vô cùng rực rỡ. Con nhận thấy lá của hoa sen đặc biệt lớn, so với hoa sen còn lớn hơn nữa. Hoa có màu hồng, phát sáng, giống như ánh sáng của mặt trời, xung quanh có ngó sen, có một cái rất nhỏ, nó đang phát triển hàng ngang,.., có một cái ngó sen còn cao hơn cả hoa sen, hơn nữa không biết làm sao mà nó vươn dài lên trên được? [Trong khi] không có thứ gì ở bên dưới, giống như đang lơ lửng giữa không trung. Phía dưới hoa sen thì có nước, nước này lấp lánh lung linh như những vì sao.
 
Những chữ ở bên trong sách Đại Pháp có lúc rất lớn, trở nên to lớn như những ngôi nhà, cuốn sách này chính là vũ trụ, to lớn vô biên. Con đi ra xa một chút để nhìn các chữ trong cuốn sách, càng ra xa các chữ càng to lớn. Các vị có biết Đại Sư to lớn bao nhiêu không? Con và mẹ của con còn không bằng một cái tế bào của Đại Sư nữa! Một cái tế bào của Đại Sư so với căn phòng này còn lớn hơn, so với tòa nhà 16 lầu này còn lớn hơn nữa, so với một thành phố vẫn còn lớn hơn, so với toàn thế giới vẫn còn lớn hơn, lớn hơn cả vũ trụ, hơn cả một vũ trụ to lớn, hơn cả một vũ trụ to lớn to lớn to lớn…hơn nữa! Dù thế nào cũng không ai có thể nói rõ ràng rốt ráo Đại Sư to lớn bao nhiêu!
 
Con còn nhìn thấy trên tay của mẹ, những sợi lông trên thân của mẹ cũng phát ra ánh sáng kim sắc, giống như các chữ trong cuốn sách, chỉ là không có sáng đến thế, nhưng phía dưới các sợi lông thì không có gì, nhìn kĩ lại thì thấy các sợi lông này phát quang, phát ra vàng, con cảm giác giống như lửa đang đốt các loại vàng này, ánh kim quang này còn có thể bay, bay lên bay lên, bay từ tầng này lên tầng kia.
  
Các câu chuyện tu luyện của bé Mi Mi kể cho mẹ của mình đến đây kết thúc.
 
Ngày 08 tháng 4 năm 2001
 
 
Chú thích của người dịch:
 
[1] kim金: vàng; ngân银: bạc; hoàng黄: màu vàng; trong bài này màu được chia theo tầng bậc, nhưng ‘kim’ là vàng, ‘hoàng’ cũng là vàng, nên ta sẽ ngầm hiểu ‘kim’ là đẹp và sáng hơn ‘hoàng’, kim là kim loại bằng vàng, còn hoàng chỉ là màu vàng thông thường. Vậy nên người dịch xin giữ nguyên gốc từ Hán-Việt: kim, ngân, hoàng, để đọc giả dễ dàng phân biệt
[2] Tắc: chữ “tắc” trong “tắc sắt thập ma!” (脦瑟什么!), cụm từ này nằm trong cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’, bài giảng thứ bảy, phần ‘Tâm tật đố’, được dịch nghĩa là “Sĩ diện!” (‘Có gì là ghê gớm thế, được 100 điểm? Sĩ diện! Ai chưa từng được 100 điểm kia chứ!’)
 
Dịch từ:
http://www.minghui.org/mh/articles/2001/4/8/9612p.html