Với số lượng khoảng 175.000 loài, phân bố phần lớn ở vùng nhiệt đới, bướm là một trong những loài côn trùng đa dạng nhất trên thế giới. Tất cả các loài bướm đều trải qua một chu kỳ sống như nhau, từ trứng chuyển thành sâu bướm, nhộng và trưởng thành. Chúng ta hãy cùng ngắm nghía 7 loài bướm được đánh giá là đẹp nhất thế giới.
1. Bướm chúa
Hàng năm, tại khu rừng linh sam thuộc Trung tâm Bảo tồn Bướm Quốc gia Mexico, cảnh tượng quen thuộc của những đàn bướm “vi vu” cả quãng đường hàng nghìn km để đến đây trú đông đã khu hút sự hiếu kỳ của những người yêu thiên nhiên và các vị khách du lịch.
Hàng trăm cây linh sam trải rộng trên diện tích 13.000 ha tại Trung tâm bảo tồn đã được phủ kín bởi sự đa dạng các loài bướm chúa.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì số lượng những loài bướm chúa quý hiếm đã bị suy giảm đáng kể trong những năm gần đây và một trong những nguyên nhân dẫn tới điều này chính là do tác động của sự biến đổi khí hậu.
2. Bướm ngũ sắc
Bướm ngũ sắc là một trong những sinh vật bắt mắt nhất ở Anh. Vào mùa hè, người ta có thể thấy chúng hút mật hoa ở nhiều khu vườn khắp các công viên nhưng đông đến, chúng hoàn toàn biến mất không một dấu tích.
Với cấu tạo đặc biệt gồm nhiều lớp cánh mỏng chồng khít lên nhau, những lớp phấn đan xen tạo nên lớp cánh ngũ sắc rực rỡ và phát quang dưới ánh nắng Mặt trời.
3. Bướm hoàng đế
Bướm hoàng đế là một trong những loài có kích thước lớn nhất trong gia đình bướm. Chúng được tìm thấy khá nhiều ở lục địa châu Âu và phía Bắc châu Á. Đôi cánh óng ánh pha lẫn sắc tím đậm xen trắng đã tạo nên cho loài bướm này nét đặc trưng khó lẫn lộn với các loài anh em khác.
Điểm thú vị ở đây còn ở màu sắc khác nhau rõ rệt giữa con đực và con cái; các chàng khoác lên mình bộ áo tím sặc sỡ còn các nàng bướm lại ướm cho mình bộ cánh nâu đỏ tuyệt đẹp.
Nét khác biệt khá lớn so với các loài khác là chúng không lấy mật từ hoa, thay vào đó dịch ngọt từ rệp cây là món ưa thích của những chú bướm hoàng đế. Đó là lý do lại sao chúng rất thích sống trên những tầng cây cao.
4. Bướm đốm
Không giống với những loài bướm khác, bướm đốm thích sống ở những nơi thấp, gần mặt đất, vì vậy mà chúng thường đẻ trứng ở những nơi có dương xỉ chết hoặc trên những lớp đá bên dưới lớp đá vôi. Hoa của các hạt khô, bụi mâm xôi và cây kế là nguồn mật yêu thích của loài bướm này.
5. Bướm xanh
Mùa hè là thời điểm mà bướm xanh cái bắt đầu đẻ trứng trên những bông hoa cỏ xạ hương. Sau khi nở, những con sâu bướm không ở lại quá lâu trên hoa mà rơi xuống đất. Điểm đặc biệt ở đây là chúng được những chú kiến chăm sóc cho đến khi trưởng thành.
Khi rơi xuống đất, chúng bắt đầu tiết ra chất thu hút kiến làm cho những con kiến này tưởng rằng chúng là ấu trùng kiến, do đó, những chú sâu bướm nhỏ được đàn kiến nuôi trong 10 tháng cho đến khi trưởng thành.
6. Bướm bắp cải
Bướm bắp cải trắng hay còn gọi là bướm trắng là loài bướm vô hại và phổ biến ở khắp các khu vườn hoa. Tuy nhiên, những con sâu bướm lại chính là kẻ phá hoại mùa màng khủng khiếp, nhất là ở các trang trại bắp cải. Tên của loài bướm này cũng bắt nguồn từ đây.
Mang trên mình đầy những hóa chất có mùi khó chịu, vì vậy mà sâu bướm không bị chim ăn thịt. Tuy nhiên, ong bắp cày chính là vị khắc tinh của chúng. Sống ký sinh trên những con bướm bắp cải; ong bắp cày được ví như là tác nhân sinh học giúp tiêu diệt loài sâu bướm gây hại, bảo vệ cây trồng và hoa màu.
7. Bướm cẩm thạch trắng
Cẩm thạch trắng là loài bướm có 2 màu trắng, đen được phân rạch nổi bật trên cánh tựa như một miếng cẩm thạch. Rất khó nhầm lẫn chúng với những loài bướm khác trên khắp các quần đảo ở Anh. Những cánh đồng cỏ hoa là địa điểm ưa thích của loài bướm này. Chúng phân bố rộng khắp ở châu Âu, phía Nam và Đông nước Anh.
(kenh14.vn)