Tinh Hoa

‘Sóng cá’ trong đại dương

Nhiếp ảnh gia đến từ Kazakhstan ghi lại hình ảnh cuộc di cư của loài cá mòi trong vùng biển gần đảo Pescador của Phippines.

Hàng triệu con cá mòi “cuộn” lấy nhau trong vùng biển gần đảo Pescador của Phippines.

Hằng năm, từ tháng 5 đến tháng 7, loài cá mòi trong vùng nước lạnh ở phía nam châu Phi di chuyển về phía bắc, dọc theo bờ biển phía đông để vào Ấn Độ Dương.

Nhiếp ảnh gia Nadya Kulagina cho biết, cô ghi lại hình ảnh khi đang khám phá sự phong phú của sinh vật biển như cá ếch, cá lươn biển, bạch tuộc, rắn biển.

Đang ở giữa ban ngày, nhưng đột nhiên bầu trời tối sầm lại. Nhìn lên, Nadya Kulagina thấy hàng triệu cá mòi đang di chuyển. Chúng đông tới mức che hết ánh nắng mặt trời.

Cá mòi – tên tiếng anh là pilchard hay sardine – là một vài loài cá dầu nhỏ thuộc họ cá trích. Tên Sardine được đặt theo tên một hòn đảo Địa Trung Hải của Sardina.

Cá mòi có thân dài, chiều ngang hình bầu dục. Lưng chúng có màu hơi xanh hoặc nâu, bụng có màu bạc. Vào cuối xuân và mùa hè cá mòi di cư về phía bắc, kiếm mồi tại các vùng bờ biển. Mùa thu chúng lại kéo về phía nam để tránh mùa đông trong các vùng biển sâu.

Cá mòi ăn rong rêu, trứng cá, lăng quăng và các loại tôm tép nhỏ. Ban ngày cá mòi ở độ sâu khoảng 30 – 60 m và ban đêm chúng trồi lên ở độ sâu 15 – 30 m.

Sống thành bầy là một phương pháp tự vệ rất hữu hiệu của cá mòi, vì bầy cá không thể bị cá lớn ăn thịt đến tuyệt giống. Loài cá mòi được yêu chuộng từ thời cổ đại, đặc biệt tại vùng Địa Trung Hải. Người La Mã cũng từng yêu chuộng loài cá này.

Trang Nguyên (Ảnh: Rex Features)

(vnexpress.net)