Một chuyên gia nói :”Đập Tam Hiệp là một thất bại lớn và phải được tháo dỡ, càng sớm càng tốt”.
Dự án lớn 17 năm trên sông Dương Tử, dự án đã làm ngập nước rất nhiều nơi công cộng và làm mất nhà cửa ít nhất 1.4 triệu người, đã kiểm soát và khai thác con sông lớn nhất Trung Quốc, và là biểu tượng cho sự lớn mạnh và quyền lực của ĐCSTQ về bản chất.
Nhưng từ khi hoàn tất con đập năm 2006, thiên nhiên đã không hài lòng. Hạn hán và “mọi loại thiên tai”, theo trích dẫn của một quan chức địa phương, đã ập xuống trên cả vùng.
Dự án đập nước này cũng đã trở thành một lỗ hổng lớn về tài chính, đòi hỏi hàng trăm tỷ nhân dân tệ để kiểm soát thiệt hại đang diễn ra.
Hạn hán
Thời tiết khắc nghiệt đã đánh dấu dọc theo sông Dương Tử kể từ khi dự án đập Tam Hiệp được hoàn tất và bắt đầu lấy nước vào năm 2006. Hạn hán trầm trọng hơn bao giờ hết đã tấn công vùng tây nam Trung Quốc và vùng hạ lưu sông Dương Tử năm này qua năm khác kể từ đó.
Trong năm 2006, mực nước thấp nhất trong vòng 130 năm đã được ghi nhận tại Trùng Khánh. Năm 2007 còn tồi tệ hơn. Năm 2008, mùa khô bắt đầu sớm hơn 1 tháng. Và từ năm 2009 mùa khô kéo dài suốt tới năm 2010.
Năm nay, một đợt hạn hán chưa từng thấy trong 50 năm đang trừng phạt các tỉnh vùng hạ lưu sông Dương Tử. Con sông đang bị khô héo. Đồng thời, để tạo ra điện, con đập đang giữ nước lại, chỉ để lại một ít cho vùng hạ nguồn của con sông. Nước uống cho hàng chục triệu người và gia súc đang bị đe dọa. Mùa màng thất thu. Một số vùng cũng bị tấn công bởi tình trạng thiếu điện.
Trước khi đập Tam Hiệp được xây, tuyết tan ở đầu nguồn sông Dương Tử tạo nên lượng triều cường rất lớn hàng năm ở thượng nguồn. Bây giờ triều cường không còn dồi dào nữa, và cho dù có nước ở đầu sông thì con đập cũng chắn không cho nước chảy xuống hạ lưu, một viên chức họ Zhang của văn phòng thủy cục sông Dương Tử, nói với tờ Epoch Times.
Dự án đập nước, được ĐCSTQ ca ngợi như là có thể đảm bảo các lĩnh vực có nhu cầu cao như phát điện, vận tải nội địa, kiểm soát lũ và thủy lợi nông nghiệp, đã thất bại.
Vào ngày 18 tháng 5 Hội đồng tỉnh của chế độ đã ban hành một “kế hoạch hậu xây dựng đập Tam Hiệp”, lần đầu tiên thừa nhận rằng có nhiều vấn đề tồn tại, cho rằng đã có một nhu cầu cấp bách về phòng, chống thiên tai địa chất và môi trường, và các vấn đề về định cư cho người sơ tán sinh sống.
Chính quyền đã tăng xả nước tại đập kể từ ngày 20 để phần nào giảm nhẹ hạn hán ở vùng hạ lưu con sông.
Nhưng Wang Hai, một quan chức của tổng công ty Tam Hiệp Trung Quốc nói với truyền thông nhà nước ngày 26 tháng 5 rằng, 4/5 năng lực điều tiết của hồ chứa đã được tiêu thụ. Nếu không có nước xuống từ đầu nguồn sông Dương Tử trước ngày 10 tháng 6 thì đập Tam Hiệp rất có thể sẽ ngừng xả nước xuống vùng hạ lưu cho dù dưới đó không có mưa.
Lý do không có thêm nước đã lan đến các khu vực bị ảnh hưởng hạn hán rằng nó sẽ làm cắt giảm lợi nhuận của tổng công ty phụ trách việc phát điện từ đập nước.
Một quan chức bộ tài nguyên nước nói với tờ Epoch Times rằng xả nước từ đập Tam Hiệp làm ảnh hưởng đến năng lực phát điện của tổng công ty Tam Hiệp Trung Quốc. Mục đích chính của đập Tam Hiệp là phát điện. Nên nước chảy vào đập Tam Hiệp chính là tiền.
Thảm họa địa chất
Những gì mà các nhà phê bình dự án đập nước đã tiên đoán và cảnh báo từ sớm thì nay đều đang đến. Nhiều thảm họa địa chất đã giáng xuống nhiều tỉnh dọc vùng hạ lưu sông Dương Tử.
Trong suốt mùa mưa năm ngoái vùng Dương Tử đã bị trúng một đợt lũ quét. Chính quyền nói đập nước bị đe dọa và đã xả thêm nước để cứu con đập. Do đó triều cường hạ lưu đã trở nên tồi tệ hơn và hầu như đã biến thành thảm họa toàn quốc.
Mở cổng đập nước suốt mùa lũ và chứa nước suốt mùa khô đã trở thành một loại điều tiết nguy cấp gọi là “điều tiết ngược”. Các chuyên gia nước ở tỉnh Hồ Nam đã mạnh mẽ phản đối chính quyền Tam Hiệp sử dụng điều tiết ngược vì nó làm cho thảm họa thiên nhiên thêm tồi tệ.
“Khi chưa giải quyết xong các vấn đề cũ còn tồn đọng, thì thiên tai địa chất mới đã tiếp theo”, một viên chức của ủy ban nhân dân thành phố Trùng Khánh đã nói với tờ Time Weekly. http://time-weekly.com/story/2011-05-25/115112.html
Các viên chức tỉnh Giang Tây đã than phiền với chính quyền trung ương, nói rằng năm 2010 việc khô cạn hồ Poyang, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, là có liên quan trực tiếp đến điều tiết ngược của đập Tam Hiệp.
Từ năm 2008, 243 thảm họa địa chất đã xảy ra tại riêng vùng Trùng Khánh, tạo ra một khối lượng lở đất tổng cộng khoảng 165 triệu mét khối.
“Chúng tôi đã trở thành bảo tàng sống của thiên tai địa chất”, Cheng Gongxung, một viên chức của vùng Fengjie nói với tờ Time Weekly.
“Mọi loại thiên tai địa chất có thể tưởng tượng được, như là bùn, chạy đất đá, sạt lở đất, và sụp đổ rìa mé sông, đã được nhìn thấy”, Cheng nói.
Chi phí kiểm soát thiệt hại
Các vấn đề do đập Tam Hiệp mang lại đã trở thành lý do để các viên chức Tam Hiệp đòi tiền từ chính quyền trung ương. Để giải quyết vấn đề di dời tị nan và các thảm họa địa chất trong suốt thời kỳ gọi là hậu Tam Hiệp, 170 tỷ nhân dân tệ (26 tỷ đô) đã được phân bổ năm 2009, một số tiền tương đương với chi phí xây dựng con đập.
Mục đích chính của “Kế hoạch hậu xây dựng đập Tam Hiệp” ngày 18/5 của chế độ là để giải quyết những vấn đề còn lại của dự án đập Tam Hiệp. Một viên chức tham gia trong việc lập kế hoạch cho biết, “Tổng số tiền yêu cầu từ tất cả các vùng để giải quyết những vấn đề còn lại vượt quá 400 tỷ nhân dân tệ (61,6 tỷ đô), tờ Time Weekly cho hay.
Năm 2000, giáo sư Zhang Guangdou từ đại học thủy cơ Thanh Hoa ước tính cần phải có 300 tỷ nhân dân tệ (46 tỷ đô) cho việc kiểm soát ô nhiễm nước của đập Tam Hiệp.
Năm 2007, tổng công ty Tam Hiệp TQ thông báo rằng 382 tỷ nhân dân tệ (59 tỷ đô) sẽ được phân bổ để thành lập khu vực bảo vệ cho các loại cá hiếm.
Tham nhũng
Một số chuyên gia và khoa học gia đã từ lâu dự đoán rằng dự án Tam Hiệp sẽ là một dự án “câu” (tiền): các con số ban đầu trình lên là nhỏ, nhưng nhiều tiên hơn sẽ được yêu cầu liên tục và không ngừng.
Weiluo Wang, một chuyên gia về thủy lợi Trung Quốc hiện đang làm việc ở Đức, cho biết một dự án lớn như thế này là một thiên đường cho các quan chức tham nhũng của Trung Quốc. 70 tỷ nhân dân tệ (10.8 tỷ đô) đã được phân bổ cho việc tái định cư cho người di dời, tuy nhiên mỗi người định cư chỉ nhận được 5000 đến 8000 nhân dân tệ (770 đến 1232 đô). Các con số không có cộng thêm, Wang nói.
“Tiền tái định cư đã đi đâu mất? Điều này sẽ mãi mãi là một bí ẩn”, Wang nói.
Cheng Jing (Epochtimes)