Những bãi đá tròn khổng lồ và kỳ lạ là hiện tượng kỳ lạ mà người ta thấy ở khắp nơi trên Trái đất và dường như chưa ai có thể giải thích được nguyên nhân.
Những bãi đá tròn được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên Trái đất và cùng với chúng là rất nhiều giả thuyết khác nhau. Ảnh: topnews. |
Đó là những kỳ quan ví dụ như bãi đá Moeraki, còn gọi là “Những quả dưa hấu của nhà tiên trí Elijah”. Có người cho rằng chúng là những hóa thạch từ hàng trăm triệu năm về trước của trứng khủng long, là quả của những loài cây khổng lồ tiền sử. Thậm chí có người nêu giả thiết, chúng là những di vật mà người ngoài hành tinh mang đến từ khi Trái đất mới hình thành.
Hãy hình dung đó là những tảng đá cực lớn gần như hình cầu hoàn chỉnh hoặc những viên bi sắt tròn vo trong máy móc được phóng to lên hàng nghìn hàng vạn lần tới khi đường kính đến vài mét.
Giả sử có ai đó đập vỡ được những tảng đá này để xem bên trong của nó là gì thì chắc sẽ rất ngạc nhiên. Rỗng hay đặc ? Biết đâu sẽ thấy những tinh thể khoáng vật đẹp như ngọc, sáng lòa sắp xếp lộn xộn của một kho báu trời cho trong cổ tích?
Bộ sưu tập đá nổi tiếng nhất thuộc loại này nằm ở một làng chài lưới tại New Zealand. Các tảng đá tròn phơi mình ngay trên bờ biển. Song chúng khá đa dạng. Có tảng tròn trĩnh, trơn láng, lại có tảng còn xù xì như mai rùa giống như các công trình đang tạo tác dở dang. Lại có tảng bị nứt ra như bị đập thành nhiêu mảnh hoặc có những vết nứt lớn.
Nhưng để chiêm ngưỡng nhưng “quả dưa hấu của nhà tiên tri Elijah” thì bạn cũng chẳng cần tìm đến New Zealand cho mất công. Bởi bạn có tìm thấy chúng ở Trung Quốc, ở Israel.
Một bãi đá tròn ở Nga. Ảnh: topnews. |
Tại Costa Rica người ta gọi chúng là “những viên bi của Chúa Trời” và được người dân địa phương ở đây sùng kính.
Tảng đá lớn nhất trong số “những viên bi của Chúa Trời” có đường kính là 3 mét và ước tính nặng đến 16 tấn. Còn những tảng nhỏ nhất thì chỉ bằng những quả bóng cho trẻ con chơi, đường kính chừng 10 centimet. Chúng sắp xếp tự nhiên đơn lẻ hoặc thành từng nhóm từ 3 đến 50 quả. Thỉnh thoàng cũng thấy những tảng đá có dạng kỷ hà.
Những bãi đá tương tự cũng có ở nước Nga. Ví dụ các du khách có thể thấy những bãi đá tròn bí hiểm ấy ở làng Boguchanka nằm ở ven biển. Dân làng kể từ khi biết chuyện có “người ngoài hành tinh” đến thăm Trái đất thì cứ quả quyết rằng đây là những thứ họ mang đến rồi bỏ lại. Bởi những tảng đá ấy gõ vào thấy rỗng và lớp vỏ ngoài rắn chắc như một hợp kim. Họ nghĩ rằng bên trong những tảng đá đó cất giấu những vật bí hiểm nên chẳng ai dám đụng đến nữa.
Do niềm tin của người dân làm cho các bãi đá tròn nhuốm màu thần bí. Song các nhà địa chất thì nghĩ khác. Họ cho rằng chẳng có con khủng long hoặc loại cây nào to đến mức cho ra đời những quả trứng và có loại quả lớn đến như vậy. Sự xuất hiện những tảng đátròn xoe như quả cầu là sự bào mòn và chảy xiết của những dòng nước ở Kỷ băng hà diễn ra hàng triệu năm.
Còn các loại đá rỗng và bên ngoài rắn như hợp kim thì khoa học chính thống giải thích là chẳng qua là những thành tạo địa chất, có tên khoa học hẳn hoi là zheodan, vốn là những khoáng chất nguồn gốc núi lửa hoặc trầm tích, giam kín những chất khí bên trong những lỗ rỗng của minh, có tuổi không dưới 60 triệu năm.
Tuy nhiên, ngay chính cách giải thích ấy cũng chỉ là giả thuyết.
Bảo Châu
(vietnamnet.vn)