Tinh Hoa

Philippines tố tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Trung Quốc đã triển khai gần 100 tàu thuyền ở vùng biển của Philippines các đảo chính Zambales 230km.
Theo Philstar, báo cáo của Lực lượng phòng vệ bờ biển Philippines gửi về cho Bộ Ngoại giao cho biết, hiện nay có 5 tàu của chính phủ Trung Quốc ở vùng đảo Panatag (thuộc bãi Scarborough/ Hoàng Nham). Ngoài ra còn có 16 tàu đánh cá cùng với 56 tàu phục vụ cho hoạt động đánh cá tại khu vực này.

Báo cáo cũng cho hay, Trung Quốc cũng đã triển khai thêm 2 tàu Ngư chính bổ sung cho lực lượng tàu đánh cá ban đầu tại khu vực đảo Panatag.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận số lượng các tàu thuyền theo báo cáo của phía Philippines. Trung Quốc nói, họ chỉ có khoảng 20 tàu đánh cá loại nhỏ đang có mặt ở Panatag và đây là số lượng thông thường trong những năm qua vào mùa đánh cá.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez được Philippines Star dẫn lời cho rằng, Trung Quốc đã triển khai thêm tàu đến vùng biển tranh chấp trong khi 2 bên đang thảo luận tìm cách xoa dịu căng thẳng trong khu vực.

Theo đó, vào 19 giờ (giờ địa phương) Philippines đã theo dõi thấy 5 tàu của chính phủ Trung Quốc bao gồm 2 tàu Hải giám CMS 71, CMS 84 và 3 tàu Ngư chính FLEC 301, FLEC 303 và FLEC 310 tại khu vực tranh chấp.

FLEC 301 và FLEC 303 là 2 tàu Ngư chính tiên tiến nhất của Trung Quốc hiện nay, đây là bổ sung mới nhất trong đội tàu của họ tại khu vực Panatag. Chúng được cho là đã ngăn cản 2 tàu dân sự mà Philippines triển khai trong khu vực để biểu hiện chủ quyền.

Hôm 22/5, ông Raul Hernandez cho biết vẫn còn 16 tàu đánh cá và số tàu phục vụ đã lên đến 76 chiếc.

Tàu Ngư chính 310 của Trung Quốc 

“Thật đáng tiếc cho những hành động của Trung Quốc đã làm căng thẳng leo thang trong thời điểm cả 2 bên đang tìm cách xoa dịu tình hình”, ông Raul nói.

Ông cho biết Philippines phản đối hành động này của Trung Quốc, và ” điều này rõ ràng đã vi phạm chủ quyền của Philippines và quyền khai thác trên khu vực Philippines có đặc quyền kinh tế, vùng nước xung quanh khu vực Panatag”.

Bộ Ngoại giao Philippines bày tỏ quan ngại sâu sắc của họ về những hành động liên tiếp gần đây của Trung Quốc trong một văn bản ngày 21/5 vừa qua gửi đến chính phủ Trung Quốc thông qua Đại sứ quán tại Manila.

Hernandez nói rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố chung ASEAN –  Trung Quốc về Biển Đông. Cụ thể tại mục 5 của bản tuyên bố này đã quy định: “Các bên phải hạn chế các hành động tự phát làm phức tạp, leo thang căng thẳng và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực.”

Philippines yêu cầu Trung Quốc rút tàu ra khỏi khu vực

Theo báo cáo Lực lượng phòng vệ bờ biển gửi cho Bộ Ngoại giao Philippines, mặc dù đã bị cấm đánh bắt trong khu vực.

Tuy nhiên, các tàu cá của Trung Quốc vẫn đánh bắt cá và khai thác ở bãi sò khổng lồ và một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong khu vực Panatag.

Báo cáo khẳng định thêm, trong số 16 tàu đánh cá hiện nay của Trung Quốc đang có mặt trong khu vực có 10 tàu hoạt động trong khu vực đầm phá, 6 tàu còn lại vẫn ở phía bên ngoài và được bảo vệ bởi 1 tàu của chính phủ.

Một tàu đánh cá của ngư dân Philippines 

Hernandez cho biết: “Việc Trung Quốc tăng cường tàu đánh cá đến khu vực biển đa dạng sinh học này có thể làm thay đổi tương quan động vật và đe dọa hệ sinh thái tại vùng biển Tây Philippines.” Ông cho biết thêm, hiện nay các ngư dân đang khai thác sò và san hô khổng lồ trái phép trong khu vực tranh chấp.

Cuối cùng Hernandez nói trong cuộc họp báo hôm nay, 24/5: “Philippines yêu cầu Trung Quốc rút hết tàu ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines cũng như Panatag. Ngoài ra Trung Quốc phải hết sức kiềm chế các hành động tránh leo thang căng thẳng ở khu vực biển Tây Philippines.”

Trung Quốc khẳng định chỉ có 20 tàu trong khu vực

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày hôm qua nói “Philippines đã thực hiện một số hành động khiêu khích trong vùng biển Hoàng Nham dẫn đến Trung Quốc phải có các hành động để tăng cường quản lí và kiểm soát tình hình”.

Phát ngôn viên Hong Lei của Bộ Ngoại giao Trung Quốc 

“Theo chúng tôi được biết, hiện nay chỉ có 20 tàu đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực đó. Con số này tương đương với lượng tàu thuyền vẫn đánh bắt hàng năm trong thời gian này. Các tàu đánh cá hoạt động phù hợp với luật pháp Trung Quốc, kể cả lệnh cấm đánh bắt được ban hành bởi chính phủ Trung Quốc.”, ông Hồng Lỗi nói.

Trung Quốc nói rằng, sự tham gia
của các nước khác trong vấn đề này sẽ gặp phải sự phản đối cứng rắn của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã cảnh báo một số quốc gia giúp đỡ Philippines trong việc thiết lập tư thế phòng thủ, cung cấp tàu tuần tra và máy bay quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc.

Tùng Đinh

(vtc.vn)