Bí ẩn
Vào năm 2005, ở Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra một hiện tượng cực kỳ hi hữu. Khoảng 1.500 conBí ẩn cừu lần lượt nhảy xuống vực, trước sự chứng kiến đầy bất lực của những người nông dân. Tại sao chúng lại tự tử?
Năm 2005, những người nông dân chăn cừu ở Thổ Nhĩ Kỳ bỗng thấy một con cừu dường như đã quá chán ghét thế giới này, và nó giải quyết bằng cách… nhảy xuống vách đá tự tử.
Tưởng như mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó: cừu gặp tai nạn hy hữu, trong khi người nông dân mất đi một con cừu, chẳng đáng là bao. Nhưng không! Bi kịch tiếp nối bi kịch, vì ngay lúc đó 1.500 con cừu khác trong đàn, sau một thoáng sững sờ, rồi cứ thế lần lượt nhảy xuống. Các mục đồng choáng váng trước hiện tượng này. Và dù đã làm mọi cách để ngăn cản nhưng những con cừu vẫn điên cuồng lao xuống vực.
Được biết, có 450 con cừu đã chết ngay sau vụ tự sát hàng loạt này. Khoảng 1.100 con còn lại bị tàn tật, bị thương nhẹ do nằm đè lên xác của những con đã chết trước đó. Tuy nhiên chúng cũng gắng sức đập đầu vào vách đá để kết liễu tính mạng của mình.
Mặc dù vậy, vụ tự tử hàng loạt này cũng đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các gia đình chăn nuôi. Ước tính tổng thiệt hại lên đến 100.000 USD – một khoản tiền rất lớn khi mà GDP trung bình trên đầu người của Thổ Nhĩ Kỳ lúc đó chỉ vào khoảng 2.700 USD.
Trên thực tế, đó không phải là lần duy nhất người Thổ Nhĩ Kỳ phải chứng kiến cừu tự tử hàng loạt.
Vào năm 2010, một đàn cừu 50 con khác trên đường đến… lò mổ tại Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đã đồng loạt tự tử bằng cách nhảy xuống vực. Herder Mejmet Gana – chủ đàn cừu – đã phải giương mắt nhìn số tiền của anh lần lượt biến mất mà không cách nào ngăn chặn. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân khiến lũ cừu đưa ra quyết định táo bạo ấy.
Những vụ tự sát của động vật bắt đầu được con người ghi nhận vào năm 1845 tại London. Tờ London News lúc đó có đưa tin, một chú chó thuộc giống Newfoundland đã cố gắng tự sát trong nhiều ngày – nó ném mình xuống nước hay tự dìm mình xuống đáy hồ. Từ đó trở đi, nhiều vụ động vật tự sát khác cũng được ghi nhận.
Động vật có thể đối diện những vấn đề sức khỏe tâm thần tương tự con người, điển hình là căng thẳng, nhân tố góp phần dẫn tới tự sát ở người. Những hành vi từng được cho là chỉ có ở người cũng được quan sát ở một số động vật. Tuy nhiên, động vật tự tử có chủ đích hay không vẫn là câu hỏi còn gây nhiều tranh cãi.
Hơn 2.000 năm trước, nhà triết học Aristotle kể về con ngựa đực nhảy xuống vực sâu, sau khi phát hiện bị cho giao phối với ngựa mẹ. Tương tự, ở phương Đông cũng lưu truyền những câu chuyện về những chiến mã chí tình, trung thành với chủ, sau khi chủ chết cũng tự sát theo như ngựa Ô truy của Hạng Vũ, Xích Thố của Quan Vũ…
Thế kỷ thứ 2 SCN, Claudius Aelian, một nhà nghiên cứu Hy Lạp đã viết hẳn cuốn sách bàn về hiện tượng này. Ông nêu ra 21 vụ động vật tự sát, trong đó có những con chó săn nhịn ăn đến chết khi người chủ qua đời hay đại bàng lao vào lửa hỏa thiêu chủ nhân, kết thúc sự sống.
Những vụ động vật tự tử cũng thu hút chú ý tại Anh giữa thế kỷ 19. Nhà tâm lý họcWilliam Lauder Lindsay cho rằng, “u sầu trầm cảm” có thể là nguyên nhân. Ông mô tả động vật “bị đẩy vào tình trạng hoảng loạn và điên cuồng theo nghĩa đen”, trước khi có những hành vi tự hủy hoại, có thể kết thúc bằng cái chết.
Hồng Liên (t/h)