Dưới đây 5 tỷ phú mất tiền nhiều nhất tính tới thời điểm 14/2/2012 do tạp chíForbes công bố.
1.Lakshmi Mittal (Ấn Độ)
2. Shashi & Ravi Ruia (Ấn Độ)
Số tài sản bị mất: 8,8 tỷ USD
Hai anh em Shashi và Ravi Ruia lần lượt là chủ tịch, phó chủ tịch của Essar, tập đoàn chuyên về thép, dầu khí, điện, viễn thông và xây dựng. Cả hai cũng từng lọt vào danh sách những người giàu nhất Ấn Độ. Tuy nhiên, họ đã gặp phải “hạn” lớn trong năm 2011 khi giá cổ phiếu của công ty trượt dốc 75% khiến tài sản của họ bốc hơi tới 8,8 tỷ USD. Hiện tài sản hai anh em chỉ còn 7 tỷ USD. Nguyên nhân về sự sụt giá cổ phiếu này là do cả hai đã bị điều tra về số ít cổ phần họ nắm giữ trong Loop Telecom, một công ty điều hành bởi người anh rể và Ravi Ruia bị cáo buộc có mưu đồ bất chính. Trước tình hình đó, các nhà đầu tư tỏ ra đã e ngại, khiến giá cổ phiếu của Essar Energy giảm mạnh bất chấp Essar ra sức phủ nhận cáo buộc trên.
3. Vladimir Lisin (Nga)
Số tài sản bị mất: 8,1 tỷ USD
Trong nhiều năm liền, trùm thép Vladimir Lisin, chủ sở hữu sở hữu công ty thép Novolipetsk, luôn là người giàu nhất nước Nga với khối tài sản khổng lồ. Tuy nhiên, 2011 là một năm mất mát lớn khi tài sản của ông đã bốc hơi 8,1 tỷ USD, xuống còn 15,9 tỷ USD. Nguyên nhân là giá cổ phiếu của Novolipetsk Steel, công ty thép lớn thứ 3 của Nga, sụt giảm nghiêm trọng bởi tình trạng nợ nần, kỳ vọng tăng trưởng thấp của công ty và biến động giá thép.
4. Oleg Deripaska (Nga)
Số tài sản bị mất: 8 tỷ USD
Tài sản của “vua nhôm” Deripaska, Chủ tịch Tập đoàn đa ngành Basic Elements và công ty nhôm United Co. Rusal, đã giảm đi gần một nửa, tương đương 8 tỷ USD trong năm 2011, xuống còn 8,8 tỷ USD. Sau vụ IPO thành công rực rỡ năm 2010, giá cổ phiếu United Co. Rusal đã giảm hơn 50% do giá nhôm và tiêu thụ nhôm toàn cầu giảm mạnh khiến triển vọng tăng trưởng của công ty trở nên u ám.
5. Maria-Elisabeth Schaeffler (Đức)
Số tài sản bị mất: 7,8 tỷ USD
Maria-Elisabeth Schaeffler là bà chủ của Schaeffler, một trong những nhà cung cấp linh kiện quan trọng nhất trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Đức. Năm qua, khoản nợ khổng lồ của tập đoàn đã khiến tài sản của bà đã giảm từ 7,8 tỉ USD xuống còn 2 tỉ USD. Khoản nợ này phần lớn có nguồn gốc từ thương vụ mua lại công ty Continental AG trị giá 15 tỷ USD hồi năm 2008. Bất chấp những nỗ lực tái cơ cấu trong năm 2009, Schaeffler Group vẫn đang ngập đầu trong nợ nần.