Tinh Hoa

Câu Chuyện Thứ 1: Thần Giới Tam Cảnh

Thần giới, đơn giản mà nói đó là nơi Thần Tiên sinh sống, tuy nhiên những Thần Tiên ấy không phải tất cả đều giống nhau, đó là bởi vì tầng thứ khác nhau, và Thần Tiên ở cùng một môi trường cũng không giống nhau. Bài viết này chỉ dựa trên biểu hiện của ba loại tình huống trong một tầng thứ rất hạn hẹp để trình bày.
 
Tiên Hoa cạnh phóng  – Hoa trời đua nở
 
Điều được gọi là Tiên Hoa chính là thế giới thần tiên của hoa. Trong không gian này có rất nhiều loài hoa vô cùng xinh đẹp, chúng khiến cho người xem đều vui tai vui mắt [1]. Tuy nhiên những đóa hoa trong không gian này không phải đều trong suốt, hơn nữa chúng ta cũng không thể nhìn thấy quá trình chúng nở ra từ mặt đất và cho đến lúc chúng héo tàn. Tôi nói rằng đó chính là nhìn trực diện những bông hoa ấy, mà không phải là nhìn chúng thay đổi theo mùa và thời gian.
 
Nhưng bên ngoài một không gian nào đó, tôi trông thấy rất nhiều loài hoa xinh đẹp vô cùng mỹ lệ, còn có thể nhìn thấy những loài hoa ấy từ mặt đất mọc lên (ở không gian khác đều có trời và đất), hơn nữa chúng còn cùng nhau so sánh chiều dài, so sánh xem ai xinh đẹp hơn, ai trong suốt hơn. Loại so sánh này không phải như loại tâm tranh đấu của con người, mà hoàn toàn là một dạng vui thú của những sinh mệnh không gian khác. 
 
Đối với dòng nước thuần khiết, con người cảm thấy rất sạch sẽ và trong veo, tại không gian khác nhìn vào bất cứ thứ gì của nhân loại đều thấy có rất nhiều tạp chất. Con người cảm thấy cái này rất tốt, cái này rất xinh đẹp, cái này rất ngon, nhưng tại không gian khác mà nhìn thì lại thấy nó không còn tốt, không đẹp, cũng không ngon lành. Đó chính là điểm khác biệt của cảnh giới sinh mệnh. 
 
Chúng ta có thể lấy không gian của những loài hoa làm ví dụ.
 
Trên một loại thực vật có dạng như cây trúc ở nhân gian, qua mỗi tiết [1] đều mọc dài xuống những bông hoa màu đỏ lấm tấm những đốm vàng, hơn nữa chúng còn trong suốt.
 
Có một loài hoa luôn luôn nhảy múa, mỗi cánh hoa cùng với nhụy hoa hợp thành một đoàn vũ đạo. Những điệu múa này thì diễn viên múa tốt nhất ở nhân gian cũng không thể hiện được; dùng ngôn ngữ cũng không thể hình dung ra. Chỉ có thể dùng tâm để lĩnh hội loại vũ điệu thù thắng và mỹ diệu này.
 
Tiên nhạc phiêu phiêu – Nhạc trời phiêu phiêu
 
Nếu như ai đó đã từng nghe qua âm nhạc của các học viên Pháp Luân Công sáng tác, thì khẳng định sẽ có cảm giác thuần tịnh tốt đẹp. Nhưng có một điểm, chính là tại nhân gian bất kể ai sáng tác ra âm nhạc dù cao cấp đến đâu cũng đều là dùng nhạc khí của nhân gian mà biểu đạt, thế nên so với âm nhạc tồn tại chân thực ở không gian khác thì có một sự khác biệt rất lớn.
 
Tại không gian khác có loại nhạc cụ tương tự như tỳ bà và nhiều loại khác, nhưng chúng hoàn toàn được làm từ vật chất của không gian ấy, lúc diễn tấu ra thì rất êm tai dễ nghe; hơn nữa tại không gian ấy toàn bộ âm thanh truyền ra so với nhân gian thì tinh tế hơn rất nhiều, thế nên lại khiến cho người nghe càng thêm cảm mến.
 
Tại nhân gian có một loại thủ pháp trị liệu gọi là “Âm nhạc liệu pháp”. Đó là khi tinh thần, tâm lý của người ta gặp trở ngại, cần phải có một sự điều trị về phương diện ấy, thì dựa vào tình huống cụ thể của bệnh nhân một số bác sĩ sẽ cho phát ra những loại âm nhạc khác nhau. Liệu pháp này so với những liệu pháp phổ thông thì thường rất hữu hiệu. Trong không gian của Thần tuyệt nhiên không có khổ não, vậy nên căn bản là không tồn tại loại tâm lý khó chịu. Nhưng nghe những loại âm nhạc giống nhau sẽ có cảm giác được tiến nhập vào một loại cảnh giới mới. Bản thân âm nhạc cũng có năng lượng rất lớn, cho nên nghe âm nhạc tốt thì con người sẽ được thụ ích, cuộc sống của Thần linh lại càng thêm có ý nghĩa, nhưng những loại âm nhạc không tốt mang theo ma tính sẽ làm nhiễu loạn tâm thần của con người.
 
Khiêu vũ chi nhân – Những hình nhân nhảy múa [3]
 
Có một mẩu truyện ngắn trích trong cuốn tiểu thuyết trinh thám của Anh quốc-Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes- mà tôi đã đọc qua thời còn bé. Trong đó tác giả có kể về một loại phương thức truyền đạt bằng những hình vẽ hình nhân nhảy múa với mục đích giữ cho thông tin bí mật không để người khác hiểu được. Kỳ thực đó chính là mật mã. Ở đây chỉ dùng hàm nghĩa ở bề mặt, tức là: những văn tự diễn tả hành động.
Nhìn những văn tự trong không gian của chúng ta thì có hình dạng như vậy, xưa nay người ta không nghĩ rằng chúng lại có thể chuyển động. Kỳ thực hết thảy mọi thứ ở không gian khác đều có thể chuyển động, văn tự cũng không ngoại lệ.
 
Tại không gian khác có rất nhiều sách, văn tự trên những cuốn sách ấy đều có thể chuyển động, thậm chí có thể khiêu vũ, có thể hiển hiện ra cho người xem những cảnh tượng mà họ muốn nhìn thấy.
 
Chẳng hạn như có một lần tôi đọc qua một quyển sách có ghi chép lại một sự kiện trọng đại trong lịch sử nhân loại. Trên bề mặt văn tự thì là ghi chép ngọn nguồn của sự kiện này. Nếu như cầm quyển sách lên, thì tựa như bản thân đang lạc vào một cảnh giới khác và cảm thụ được ngọn nguồn của sự việc (thật ra chính là nhìn thấy được, những văn tự này đã dùng phương thức hình ảnh và âm thanh để thuật lại chân tướng sự kiện lịch sử này). Thậm chí văn tự còn có thể bay, là dùng những phương thức khác để biểu đạt chủ ý.
 
 
Chú thích của người dịch:
 
[1] Thưởng tâm duyệt mục: Cảnh đẹp ý vui, vui tai vui mắt
[2] Tiết: Một năm chia ra 24 tiết (như: xuân phân, lập xuân,..)
[3] Khiêu vũ chi nhân: Những hình nhân nhảy múa (The Dancing Men) – một mẩu truyện ngắn của tác giả Arthur Conan Doyle trong tập truyện ngắn The Return of Sherlock Holmes (năm 1904)

Tác giả: Tiểu Liên / Chanhkien.org