Tinh Hoa

Chuyên gia kinh tế: Người Việt “đốt” tiền vì… bệnh sĩ

Tôi có nhiều người bạn quốc tế có trình độ cao, có thu nhập lớn, trong đó có những người là tỷ phú, họ cực kỳ ngạc nhiên trước sự tiêu xài của không ít người Việt.

Một số người Việt tiêu xài hoang phí, chạy đua theo hàng hiệu với những siêu xe, chuyên cơ, đồng hồ, mỹ phẩm… Thế giới có gì sang trọng Việt Nam đều có cả. “Nhà giàu” khoác lên mình một lô hàng hiệu chỉ để thoả mãn cho sự khoe của bất chấp sự khó khăn chung của xã hội. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt đã cùng PV nhìn thẳng về góc độ đạo đức trong tiêu xài hàng siêu sang của một nhóm người được coi là “trọc phú” trong xã hội. 

Tiền tiêu hoang là khoản… “kiếm được ngẫu nhiên”


Thưa ông, hiện nay có một xu hướng tiêu dùng của không ít người Việt
hướng đến các loại hàng siêu sang nhằm khẳng định “đẳng cấp nhà giàu”,
ông nói gì về điều này?

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt: Người Việt tiêu hoang khiến thế giới phát ‘hoảng’ 

Hiện
tượng tiêu xài một cách xa xỉ, đặc biệt đối với nước nghèo như Việt Nam
là hiện tượng đáng lên án. Điều đáng lên án vì nó truyền bá một thói
quen sống bất chấp năng lực của nền kinh tế, năng lực của nền công
nghiệp, gây khó cho việc xác định tiêu chuẩn tiêu dùng phù hợp với điều
kiện phát triển của một dân tộc.

Việc
tiêu xài ở Việt Nam đã thành chuyện nổi tiếng trên thế giới. Tôi có
nhiều người bạn quốc tế có trình độ cao, có thu nhập lớn, trong đó có
những người là tỷ phú, họ cực kỳ ngạc nhiên trước sự tiêu xài của không
ít người Việt. Những năm 70 của thế kỷ trước, tôi có làm việc với một
giáo sư người Pháp khi ông này sang Việt Nam công tác.

Thấy
người lái xe hút thuốc ba số 5, ông ấy hỏi: “Lương anh tương đương với
bao nhiêu gói thuốc? “. Người lái xe nói lương một ngày mua được 3-4
điếu thuốc. Ông giáo sư ấy thốt lên: “Người Việt tiêu xài còn hơn cả
Mỹ”. Thói quen tiêu xài hoang phí của một số người Việt không phải bây
giờ mới có. Nó có từ khi trước đổi mới, kể cả lúc nghèo khổ và cực kỳ
nghèo khổ. Tôi cho rằng đó là một thói quen xấu, cần phải thay đổi.

– Chuyện tiêu hoang, có phải là do thói quen thích oai, thích hư danh của người Việt, thưa ông?

Những siêu xe như này đang được giới giàu Việt Nam “tha” về… làm cảnh. 

Tôi
nghĩ cũng chỉ có một phần thôi. Cái chính tiêu xài hoang phí xuất phát
từ những món tiền kiếm được một cách… “ngẫu nhiên” và phi lao động.
Không có một người lao động Việt Nam nào với năng lực hiện nay có thể
kiếm tiền để mua xe ô tô Rolls -Royce. Trong khi đó, tại Việt Nam, tất
cả những hãng xe nổi tiếng, các loại xe siêu sang đều có mặt ở nước ta.
Chúng
ta đang bắt đầu có những chiếc máy bay cá nhân đầu tiên. Tôi không hiểu
được (không phải vì thói quen thích tiêu xài, vì ai bỗng dưng có tiền
đều thích tiêu hoang thôi), tại sao họ lại cưỡi lên những sự đau khổ
xung quanh để tiêu xài vô lối như vậy. Đó là thói quen gây ngạc nhiên
cho tôi.

Tôi
là người đã sống qua nhiều thời kỳ của đất nước, từ thời bao cấp cho
đến nay. Tôi thấy người Hà Nội xưa, sự giàu có, sang trọng cũng được thể
hiện một cách kín đáo và sự nghèo khổ cũng rất kín đáo. Hình như người
Việt mình đang mất dần thói quen kín đáo.

“Đẳng cấp là kết quả của sự lừa bịp”


Có những người đặt riêng chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ làm bằng vàng ròng, nạm
kim cương với giá gần 1 tỷ đồng, hay chiếc bút làm bằng đá thạch anh 4, 5
tỷ năm tuổi giá hơn nửa tỷ đồng gắn với biểu tượng nào đó của Việt Nam.
Như thể chủ nhân của những món hàng “cực độc” cho rằng mình mua hàng xa
xỉ nhưng yêu nước. ông nghĩ sao về cách biện minh này?

Yêu
nước trong chuyện này cũng chỉ là một phương tiện được sử dụng một cách
bất chính, vô đạo lý. Tôi không nghĩ, không tin có học giả quan trọng
nào trên đất nước chúng ta sử dụng chiếc bút hơn nửa tỷ đồng. Và tôi tin
rằng chiếc bút đắt tiền ấy chưa bao giờ có vinh dự viết ra được bất kỳ
điều gì mà chúng ta đáng đọc. Đó là thói quen đứng ngoài ranh giới đạo
đức thông thường của người Việt.

Ngay
cả những ông chủ lớn của nước ngoài cũng “hoảng” khi thấy các “đại gia”
của Việt Nam đi xe hơi quá “xịn”. Phải chăng vì có ô tô đắt tiền, các
phụ kiện thời trang hàng hiệu mới làm nên đẳng cấp của ông chủ Việt?

Việt
Nam là nước có thu nhập nếu tính tích cực thì mới trên dưới
1.000USD/năm, với đô thị giàu có là Hà Nội cũng chỉ bình quân
3.000-4.000USD/năm thôi. Một nước như vậy, không thể coi là giàu. Thậm
chí, có “đại gia” trông thì sang vậy thôi, nhưng túi lại rỗng. Tài sản
ấy lại là đồ cầm cố ngân hàng cả đấy. Đẳng cấp là kết quả của sự lừa
bịp.


Vậy ông lý giải tại sao người Việt lại sẵn sàng bỏ tiền mua những món
hàng hiệu xa xỉ như 40 triệu đồng chỉ cho 2 lọ 5ml kem trang điểm cho
đến những siêu xe, chuyên cơ?

1m2
đất thu hồi của người dân chỉ đền bù 100-200 ngàn đồng, nhưng vẫn 1m2
ấy khi chuyển thành đất dự án thì được bán 5-10 triệu đồng /m2, thậm chí
20-30 triệu đồng /m2. Tất cả những điều kiện để tiêu hoang, mua hàng
siêu xa xỉ nằm trong khoản ấy.

– Như vậy cho thấy sự không công bằng và bất bình đẳng?

Tôi
cho rằng đó là sự tước đoạt của mọi người. Đó là chuyện phổ biến mà tôi
không nói nặng lời đâu. Đó là sự tước đoạt một cách khôn khéo, hoặc một
cách thô thiển tuỳ từng trường hợp. Nhưng về cơ bản, tôi vẫn cho rằng
đó là sự tước đoạt.

– Nhưng có ý kiến cho rằng, người có tiền họ chi tiêu như thế nào đó (không vi phạm pháp luật) thì đó là quyền của họ?

Không
ai bắt những người tiêu hoang phí ấy đi tù cả. Nhưng chúng ta có quyền
lên án họ dưới góc độ đạo đức xã hội. Chúng ta cũng có quyền hô hào xã
hội lên án những thói tiêu hoang bất chấp đạo lý xã hội đó. Chúng ta
không nói đến một cá nhân nào cả, chúng ta lên án hiện tượng đó mà để
mỗi người tự rút ra kết luận cho mình phù hợp với tiêu chuẩn xã hội.

– Ông bình luận thẳng như vậy có sợ ai đó cho rằng “nhà nghèo” hằm hè “nhà giàu” không?

Tôi
không phải là người nhà nghèo. Tôi cũng không nói việc này như kẻ nghèo
khổ. Tôi cho rằng kể cả giàu có cũng không được phép tiêu xài như thế.


Vậy thưa, ông cũng là “nhà giàu”, thái độ của ông đối với tiêu xài hàng
hiệu, hàng xa xỉ ra sao. ông có bị hấp dẫn bởi những món hàng ấy không?

Chúng
ta hội nhập kinh tế thế giới, gia nhập WTO rồi thì những hàng hoá như
vậy có quyền vào Việt Nam. Hàng xa xỉ, hàng hiệu cũng như hoa hậu ấy, nó
có sự quyến rũ lớn lắm. Đôi khi chúng ta quên vợ đi vì cô hoa hậu,
chúng ta quên đạo đức đi vì món hàng xa xỉ. Hàng xa xỉ có mục tiêu rõ
ràng là dụ dỗ con người ra khỏi sự sáng suốt thông thường. Hàng hiệu
không có lỗi. Nó là sản phẩm của một công nghệ, lao động rất cao nên bản
thân nó đã có sức hút. ở đây, tôi chỉ muốn nói đến việc cần lên án
những con người sử dụng những hàng xa xỉ trong điều kiện một quốc gia
còn nhiều khó khăn.

– Xin cảm ơn ông!

Vương Hà/Người đưa tin