Hệ thống điện bị nhiều nhà khoa học nghi là nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy ô tô, xe máy gần đây.
Mới đây, Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy (CSPCCC) tỉnh Đồng Nai công bố nguyên nhân gây ra sáu vụ cháy ô tô, xe máy trên địa bàn tỉnh, là do hệ thống điện. Một vụ do chập điện tại bình ắc-quy, hai vụ do sự cố mobin sườn, hai vụ khác do chập điện.
Trước đó, kết quả điều tra nguyên nhân các vụ cháy xe do Cục CSPCCC & Cứu nạn Cứu hộ (Bộ Công an) cũng cho thấy nhiều vụ cháy bắt nguồn từ hệ thống điện. Trong số 324 vụ cháy ô tô, xe máy xảy ra gần đây, đã làm rõ nguyên nhân 209 vụ, trong đó 98 vụ xuất phát từ hệ thống điện như: chập điện, quá tải hệ thống điện. Tại Hà Nội, trong số 72 vụ cháy ô tô, xe máy, 25 vụ đã tìm ra nguyên nhân, trong đó 15 vụ do hệ thống điện.
Ô tô khách biển số 49X – 8694 cháy ngày 6-1 tại Đồng Nai được xác định do chập điện ở bình ắc-quy
Dù thiên về điện trong các vụ cụ thể trên, các nhà khoa học cũng đồng ý xăng là nghi phạm không thể bỏ qua. “Dùng xăng có giá trị octan thấp có thể làm cho động cơ quá nhiệt. vật liệu của động cơ không tương thích có thể gây rò rỉ xăng”, TS Tuấn nói.
Nhiều chuyên gia là giảng viên khoa cơ khí động lực của các trường đại học nghi hệ thống điện là nguyên nhân chính gây cháy. PGS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện cơ khí Động lực (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, hầu hết vụ cháy bắt nguồn từ hệ thống điện và hệ thống xả của động cơ.
Ô tô khách biển số 49X – 8694 cháy ngày 6-1 tại Đồng Nai được xác định do chập điện ở bình ắc-quy |
Ông Tuấn phân tích, tại các tiếp điểm, trong điều kiện nóng ẩm, bụi bẩn và rung do mặt đường kém, dễ bị môve và phát sinh tia lửa điện gây cháy. Một trường hợp khác, phương tiện khó khởi động vào mùa đông, chủ phương tiện đề nhiều lần, do tiếp xúc hoặc chất lượng không tốt nên tia lửa điện được hình thành tại rơle đề hay dây lửa. Ngoài ra, bộ phận sạc ắcquy bị quá nhiệt cũng có thể phát sinh cháy. Cũng có trường hợp chất lượng ống xả không đảm bảo, đường ống xả không thông thoáng, khí thải có nhiệt độ cao khó thoát ra ngoài dẫn đến ống xả nóng đỏ, khi tiếp xúc với vật liệu dễ cháy sẽ hình thành nguồn lửa.
Vì sao gần đây tăng đột biến?
TS Lê Hồng Quân, Trưởng khoa Công nghệ Ô tô (Đại học Công nghiệp Hà Nội) nói: Khi dây dẫn điện dương bị hở bởi nhiều lý do như bị nhão, xước dễ dàng xảy ra hiện tượng chạm áp, khiến toàn bộ hệ thống dây điện bị chập. Khi đó, khu vực nào có xăng dầu sẽ xảy ra hiện tượng bùng cháy và lan đến các bộ phận khác của xe.
Ông Tuấn cho rằng, cháy xe không phải bây giờ mới có, nhưng thời gian gần đây tăng nhanh do sự bùng nổ về số lượng phương tiện giao thông cá nhân. Ông cũng cho rằng theo thời gian và chế độ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, đây là thời điểm chất lượng vận hành của phương tiện đang có chiều hướng đi xuống mạnh.
Theo Nguyễn Hoài/Tiền Phong