Tinh Hoa

Trường học Anh cấm dùng tiếng lóng

Học sinh tại Học viện Sheffield Springs đã bị buộc phải ngừng sử dụng tiếng lóng trong khi ở trường để cải thiện triển vọng nghề nghiệp của họ.

 

Giáo viên giới thiệu và giảng giải về chính sách “cấm đoán” này để khuyến khích học sinh, tuổi từ 11-18, chỉ sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Anh trong trường học.

Trên thực tế, đa số các trường cho biết họ cấm như vậy vì muốn các em học bỏ thói quen nói tiếng lóng kiểu như  “Xin chào!” (Hiya )và “cổ vũ” (cheers), họ ủng hộ cách nói chính xác, lịch sự hơn: “buổi sáng tốt lành”,  “tạm biệt” hoặc “cảm ơn”.

Các hình thức viết tắt của các từ đã trở nên phổ biến qua hàng loạt tin nhắn văn bản và trang web mạng xã hội Twitter, vì chiều dài của tin nhắn bị giới hạn.

Thực tế cho thấy, cách nói sử dụng tiếng Anh chuẩn sẽ giúp cho hàng ngàn sinh viên đang theo học ở các  lớp, trường Sheffield có cơ hội làm việc tốt hơn và gây ấn tượng tại các cuộc phỏng vấn.

Bà Kathy August, Phó giám đốc điều hành của United Learning Trust, cho biết: “Chúng tôi muốn khẳng định rằng, điều cần thiết nhất đối với các bạn trẻ không chỉ là chứng chỉ giáo dục phổ thông trung học loại A hay C, mà còn cần tất cả các kỹ năng việc làm.”
“Những điều chúng tôi muốn chắc chắn là sử dụng tiếng Anh chuẩn sẽ khiến học sinh cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp, còn tiếng lóng không thực sự mang lại ấn tượng tốt cho mọi người”.

“Đối với các bạn trẻ lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc, cần phải tạo ấn tượng tốt để người tuyển dụng có niềm tin. Việc giới trẻ từ bỏ thói quen sử dụng tiếng lóng tôi nghĩ không phải là việc quá khó khăn”.

Bà Kathy August cũng cho biết thêm, sẽ phù hợp hơn nếu học sinh nói “cảm ơn” (thankyou)  thay vì “ta” và “tạm biệt” (goodbye) hơn là dùng từ “see ya” bởi những từ đó không mấy lịch sự.

Việc cấm dùng tiếng lóng trong trường học được cho là hợp lý vì đó là ngôn ngữ cửa miệng, đường phố.

Luật mới cũng yêu cầu các học sinh đang theo học mặc trang phục gọn gàng thay vì đồng phục để khuyến khích tính chuyên nghiệp.

Bà August nói: “Học sinh cần phải phân biệt loại ngôn ngữ nào dùng để nói chuyện với bạn bè và loại nào dùng trong những trường hợp nghiêm túc”.

“Chúng tôi muốn các học sinh của mình có những bước khỏi đầu tốt nhất, và việc giúp chúng hiểu được rằng khi nào được và không được sử dụng từ lóng chỉ là một phần trong kế hoạch của nhà trường”.

Tuy nhiên, chính sách này tại trường Sheffield Springs cũng khiến nhiều người lo sợ rằng nó sẽ khiến thổ ngữ địa phương bị mai một.

Bà Angela Smith, từng là giáo viên môn tiếng Anh tại một trường cấp 2 ở Dearne Valley, South Yorks cũng cho rằng: “Cấm dùng tiếng lóng trong trường là một quyết định sai lầm, nhà trường định kiểm soát điều này thế nào?”

“Giáo viên nào có thể nói rõ sự khác biệt giữa tiếng lóng và thổ ngữ địa phương? Điều này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh tại trường”.

“Đối với học sinh, nếu có người nhắc nhở chúng không nên nói những từ nào thì chúng sẽ bướng bỉnh làm trái lại và nói những từ đó nhiều hơn. Tôi thực sự nghĩ rằng nhà trường đang đề ra một mục tiêu không thể thành công. Ai sẽ là người phân xử? Đâu là tiếng lóng và đâu là từ ngữ địa phương? Đâu là đúng và đâu là sai?

Bà August phủ nhận việc nhà trường đang cố gắng xóa bỏ cách nói địa phương, và cho rằng nhà trường chỉ tập trung tìm cách xóa bỏ việc nói những từ lóng.

“Đây không phải là chính sách bắt buộc tại học viện, chúng tôi chỉ đơn giản là đang khuyến khích những sinh viên của mình”, bà nói.

Tháng Mười năm ngoái, một cuộc khảo sát cho thấy một trong bốn người sử dụng “văn bản nói”, dùng các chữ viết tắt “lol” (“cười lớn”) và “soz” (“xin lỗi”) trong cuộc hội thoại.

Một trong 15 người chưa bao giờ được sử dụng từ “drat” (khỉ gió) và một nửa những người tham gia đã không hiểu từ “cad” (đồ ti tiện).
Thu Thảo ( Theo Telegraph)
Ảnh: Alamy