Tinh Hoa

Nhà giảm giá “sốc” và nỗi lo tiền nào của ấy

Dù mức giá giảm rất hấp dẫn, thậm chí nhiều dự án còn được quảng cáo là “dưới giá gốc”, nhưng nhiều khách hàng vẫn còn chần chừ trong các quyết định đầu tư.

Nhà tiền tỷ cũng xuống cấp

Mặc dù sở hữu những căn hộ tiền tỷ, những căn chung cư cao cấp, nhưng chất lượng của nhiều công trình này đã khiến cho nhiều khách hàng phải than phiền. Hàng loạt các vụ kiện cáo giữa khách hàng và chủ đầu tư về chất lượng căn hộ trong năm 2011 đã khiến cho nhiều khách hàng phải tỉnh táo hơn trong việc bỏ tiền vào mua các căn hộ.

Nhà tiền tỷ vừa ở nhưng đã sập trần 

Hồi tháng 10/2011, cư dân sống tại chung cư Mễ Trì Thượng (Từ Liêm, Hà Nội) đã bức xúc gửi đơn phản ánh lên các cơ quan thông tấn báo chí khi chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết về thiết bị cũng như chất lượng công trình như đã cam kết trong hợp đồng.

Cụ thể, ông Phạm Trọng Thức, phòng 206, chung cư CT 2 Mễ Trì Thượng, cho biết khi chủ đầu tư bàn giao nhà, tòa nhà không hề có điện, nước, không có hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, không có hệ thống báo cháy… Thời gian đầu, các hộ dân đã phải tự mua điện, nước với giá “cắt cổ”.

Ngoài ra, chất lượng các căn hộ cũng rất kém: cửa gỗ cong vênh, mọt, thậm chí có căn hộ còn không đủ cánh cửa cần thiết. Chỉ mới sau một năm sử dụng, nhiều căn hộ đã bị thấm, dột, ẩm mốc, nhiều đoạn cầu thang bộ đã bị vỡ nát,…

Cách đó không lâu, các gia đình thuộc tổ dân phố 49 và 50 phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, đang sinh sống trong tòa nhà N09-B1, khu đô thị mới Dịch Vọng, Cầu Giấy (Hà Nội) cũng bức xúc vì các thiết bị bàn giao đều không đúng như trong hợp đồng.

Cụ thể, điều hòa phòng khách theo phụ lục hợp đồng số 01 có công suất 24000 BTU nhưng thực tế chỉ lắp điều hòa có công suất 12000 BTU. Trong hợp đồng, các loại chậu rửa bếp, vòi rửa, buồng tắm massage cho phòng tắm chính đều ghi là hiệu TOTO nhưng thực tế lắp đặt tất cả các thiết bị này đều không phải hiệu TOTO.

Trong hợp đồng có trang bị tủ chậu rửa bằng gỗ công nghiệp, móc treo quần áo cho các phòng tắm và bathphone cho phòng tắm chính  nhưng thực tế  trong các căn hộ không có các trang thiết bị này.

Ngoài ra, nhiều thiết bị khác cũng không đúng như: bếp ga và máy hút mùi không phải của hãng Siemens (Đức), hay gạch lát ngoài tiền sảnh cũng không phải gạch nhân tạo như trong hợp đồng.

Đặc biệt, do thi công ẩu nên phần đá ốp tường bên ngoài tòa nhà bị bong tróc rơi xuống khá nhiều, điều này gây nguy hiểm cho tính mạng người dân khi đi lại quanh bên ngoài tòa nhà, vì các tấm đá này có thể rơi bất cứ lúc nào, không ai biết trước được.

Báo cáo hồi tháng 10/2011 của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ cho thấy, TP.HCM và Hà Nội hiện có trên 90% lô chung cư cũ đã hư hỏng, xuống cấp, trong đó có gần 25% lô chung cư rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Kết quả kiểm tra cho thấy nhiều lô nhà lún trên 1,2m, giảm khả năng chịu lực như bị nứt kết cấu, việc cơi nới tùy tiện làm tăng tải trọng so với thiết kế. Cùng với đó, việc thiếu lối thoát hiểm và sự xuống cấp của hệ thống phòng cháy chữa cháy dẫn đến không đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, tính đến hết năm 2010, tại TP.HCM mới cải tạo được 54 lô chung cư, Hà Nội cải tạo 11 lô chưng cư nhưng hầu hết đang ở giai đoạn triển khai thi công.

Nỗi lo “tiền nào của nấy”

Những con số và vụ việc liên quan đến chất lượng của các công trình xây dựng hiện nay, đã khiến cho nhiều khách hàng phải “chùn tay” trước khi rút hầu bao mua nhà.

Tòa nhà có thể sập vì những vết nứt này? 

Anh Quân (Hà Nội), một nhà đầu tư chứng khoán cho biết, mặc dù gần đây, thông tin về nhiều dự án giảm giá “sốc” dày đặc trên các trang mạng, nhưng anh vẫn chưa dám quyết định mua dự án nào.

“Điều tôi lo lắng nhất là việc giảm giá có đi đôi với giảm chất lượng công trình. Với mức giá giảm càng “sốc” thì càng phải cân nhắc, vì các cụ xưa nay vẫn có câu “tiền nào của nấy”. Nhiều dự án trước đó bán với giá cao ngất ngưởng, người mua chấp nhận mua đắt để được ở sang, nhưng thực tế thì chủ đầu tư vẫn làm ẩu hay đổi thiết bị trong nhà để trục lợi”, anh Quân nói.

Cùng quan điểm với anh Quân, mối lo về chất lượng công trình cũng khiến cho nhiều khách hàng chưa muốn bỏ tiền ra mua dự án.

Chị Hoa, kế toán trưởng của một công ty nước ngoài ở Hà Nội cho biết, nhiều dự án giảm giá sốc rất khó tin, vì không ai biết được số tiền chủ đầu tư đã đổ vào mỗi dự án là bao nhiêu, nếu coi giá “gốc” là giá mà chủ đầu tư bán với mức đó là hòa vốn hoặc lợi nhuận rất ít, thì bán dưới giá “gốc” tức là chủ đầu tư sẽ lỗ.

“Đây là điều khiến tôi phải cân nhắc, kinh doanh thì mục tiêu là phải có lãi, nên bằng cách này hay cách khác, chủ đầu tư sẽ đều cố gắng có lãi. Với mức giá giảm như vậy, liệu có ai đảm bảo chất lượng công trình sẽ đạt như cam kết trong hợp đồng”, chị Hoa nói.

Liên quan đến vấn đề chất lượng công trình, ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, một số công trình có qui mô nhỏ, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (CTXD) chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều bất cập.

Trước hết, đa số các công trình vẫn được kiểm tra dưới hình thức hậu kiểm. Trong khi đó, CTXD là sản phẩm lớn, kéo dài nên đã làm rồi thì không thể bỏ đi, sẽ rất lãng phí, nên nếu phát hiện có sai phạm thì cũng chỉ có thể làm ở mức sửa chữa.

Thứ hai, chúng ta chưa có hệ thống kiểm soát, quản lý thông tin về số lượng, năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực thực sự và có tính chuyên nghiệp cao tham gia hoạt động xây dựng.

Phương thức lựa chọn nhà thầu chưa phù h