Tinh Hoa

Top phim “cấm trẻ dưới 16 tuổi” siêu khó hiểu (?!)

Sau khi đưa ra danh sách những bộ phim Giáng sinh siêu dở gây tranh cãi, Totalfilm tiếp tục công bố với người hâm mộ điện ảnh 20 tác phẩm được cho là quá bạo lực – không phù hợp/gây ảnh hưởng xấu cho các khán giả nhí. Tuy nhiên, có nhiều bộ phim trong đó được coi là những “bom tạ” thời đại hoặc tâm điểm của năm.

1. Home Alone (1990)

Được coi là một trong những “cây đinh” của ngày lễ Noel, tuy nhiên Home Alone khó lòng khỏi “vận xui” bởi nhiều cảnh không thực sự phù hợp với trẻ em. Những cái bẫy thông minh được cậu bé Kevin giăng ra để ngăn chặn MarvHarrybị coi là quá bạo lực, vượt xa những điều mà một đứa trẻ tám tuổi có thể làm. 

Bên cạnh đó, việc Kevin không nề hà “tẩn” hai tên trộm theo kiểu: thả đồ nặng rơi trúng người, dùng lửa đốt cháy đầu Harry, ngáng dây khiến hai tên trộm ngã dập mặt… đều không được các phụ huynh ủng hộ vì lo sợ con em mình cũng “nghịch dại” nhưsiêu quậy nhí.

2. Home Alone 2: Lost in New York (1992)

Chung số phận với “người anh cả”, phần 2 của Home Alone cũng lọt Top cấm của Totalfilm. Việc nhà sản xuất lạm dụng lửa, gạch cùng những cái bẫy có thể gây chết người ngoài đời nhằm “răn đe” hai tên trộm đã không lọt khỏi “mắt đen” của các chuyên gia. Ngoài ra, Kevin được nhận xét là đã… lên tay trong việc trừng trị Marv cùng Harry, khiến cha mẹ của các khán giả nhí “lạnh gáy” vì sợ rằng nhóc tì nhà mình sẽ nhanh chóng “học tập”.

3. Mission: Impossible (1996)

Dù được gán mác PG-13 (dành cho khán giả từ 13 tuổi trở lên và nếu dưới 13 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha mẹ), nhưng phần đầu của loạt phim Điệp vụ bất khả thi (xem trọn bộ) do Tom Cruise thủ vai chính vẫn ngậm ngùi nằm trong danh sách “cấm vận” của Totalfilm. Trường đoạn điệp vụ của IMF – Emilio Estevez – mắc kẹt trong thang máy và bị một thanh sắt rơi thẳng xuống mặt là nguyên nhân chính khiến tác phẩm này bị liệt vào danh mục quá bạo lực, không phù hợp với khán giả nhỏ tuổi.

4. The Dark Knight (2008)

 

 

Mang về giải Oscar cho cố diễn viên Heath Ledger, trở thành một hiện tượng đình đám toàn cầu, The Joker cùng Kỵ sỹ bóng đêm đã từng làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng một thời gian dài. Tuy nhiên, cảnh chết chóc của các nhân vật trong phim, điển hình như “cái chết vì bom” của nữ chính Rachel Dawes và “chết với khuôn mặt đáng sợ” của Harvey Dent khiến một vài chuyên gia nhận định: bộ phim không phù hợp với khán giả dưới 16 tuổi. Ngoài ra, The Joker cũng được xem là yếu tố khiến The Dark Knight bị “tẩy chay” khi Tên hề quá đáng sợ và khác xa với hình tượng vốn có tại rạp xiếc.

5. Kick-Ass (2010)

Vô lý nhất trong danh sách này phải kể đến Kick-Ass. Một vài người hâm mộ cho biết, bản thân tác phẩm đã nằm trong hạng R (dưới 17 tuổi muốn xem phim phải xin phép bố mẹ) nên Kick-Ass không thể “ngang hàng” với những tác phẩm còn lại. Xét về phương diện bạo lực, hình ảnh “Hit-girl” Mindy Macready – một cô bé 11 tuổi bắn súng ầm ầm, hạ thủ nhanh như chảo chớp khiến người lớn cũng phải rùng mình. Hẳn nhiên, bộ phim không dành cho khán giả nhỏ tuổi vì sợ các em sẽ bắt chước hành vi của nhân vật Mindy.

6. Drive (2011) – xem phim

 

Chịu chung số phận “bất công” như Kick-Ass là Drive – một tác phẩm cũng gặp phải giới hạn độ tuổi khán giả ở mức tương tự. Cảnh The Driver (Ryan Gosling) liên tục đập đầu kẻ thù vào tường thang máy trước mặt nữ chính cho đến chết được cho là quá dã man. Cộng hưởng cùng những pha hành động nghẹt thở, đua xe ầm ầm, phụ huynh được khuyến cáo nếu có thuê đĩa về xem tại nhà cũng nên tránh để các em nhỏ ngồi cạnh do tình tiết hoàn toàn không phù hợp và ảnh hưởng không nhỏ đến khán giả nhí.