Tinh Hoa

2 anh em tái ngộ sau 13 năm bị giam cầm

Cả hai anh em đều bị giam cầm vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một môn tập tự cải thiện bản thân dựa trên nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Môn tập đã bị ĐCSTQ cấm và đàn áp tại Trung Quốc từ năm 1999.

Canada giúp đỡ giải cứu học viên Pháp Luân Công.


Ông Lin Shenli (bên trái) và ông Lin Mingli (bên phải) tại Sân bay quốc tế Lester B. Pearson vào ngày đầu năm 2012. (Matthew Little/The Epoch Times)

Ông Lin Mingli đến từ Trung Quốc vào ngày đầu năm mới, được chào đón bởi người anh trai mà ông đã không được gặp hơn một thập kỷ, vì người này hoặc người kia phải vào tù – thậm chí đôi khi cả hai bị giam trong cùng một nhà tù nhưng được tách riêng ra.

“Khi tôi nhìn thấy ông ấy ở sân bay, tôi rất vui mừng”, ông Mingli nói về người anh của mình Lin Shenli.

Ông Mingli nói rằng ông cũng rất phấn khởi vì đám đông người chờ ông ở đây để chào mừng ông.

Một tấm áp phích trên đó viết “Cảm ơn đất nước Canada đã giải cứu Mingli”, trong khi tấm kia viết “Chào mừng Mingli, nạn nhân của cuộc bức hại Pháp Luân Công”.

Đám đông chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công ở Canada.

“Tôi thấy an toàn khi đến đây. Khi tôi nhìn thấy các bạn học viên, khi tôi nhìn thấy anh trai … tôi cảm thấy rất thân thương”, ông nói.

“Ở Trung Quốc bạn phải đối mặt với nguy cơ có thể bị bắt và ném vào tù bất cứ lúc nào. Bạn không có chút an toàn nào cả”, ông cho biết.

Chuyến đi của ông đến Canada sẽ không thể diễn ra nếu không có sự giúp đỡ của chính phủ Canada, bao gồm việc ra tay giúp đỡ của ông Jason Kenney – Bộ trưởng Bộ nhập cư và sự hỗ trợ trong lúc này từ phía nghị sĩ Quốc hội Đảng Bảo thủ – ông Scott Reid, hiện đang là chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Quốc hội Canada.

Ông Kenney đã hành động vì ông Mingli từ trước năm 2005, đã viết nhiều bức thư với tư cách là Nghị sĩ gửi đến Đại sứ Trung Quốc, kêu gọi trả tự do cho ông Mingli.

Trước đó ông Shenli cũng được giải cứu đến Canada nhờ sự giúp đỡ tương tự. Khi đó Nghị sĩ Đảng Tự Do, ông Irwin Cotler đã đóng vai trò người tư vấn pháp lý miễn phí cho ông và đã giúp ông được trả tự do khỏi nhà tù năm 2002.

Cả hai anh em đều bị giam cầm vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một môn tập tự cải thiện bản thân dựa trên nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Môn tập đã bị ĐCSTQ cấm và đàn áp tại Trung Quốc từ năm 1999, khi số người theo tập môn này nhanh chóng vượt quá 100 triệu người (nhiều hơn số đảng viên ĐCSTQ).

Theo một báo cáo viên đặc biệt về nạn tra tấn của Liên Hợp Quốc năm 2005, các học viên Pháp Luân Công chiếm hai phần ba các trường hợp tra tấn ở Trung Quốc.

Mingli đã cảm ơn Chính phủ Canada và các quan chức Bộ Nhập cư cũng như ông Scott Reid đã giải cứu ông.

“Họ đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực để giải cứu tôi khỏi Trung Quốc”, ông nói.

 

`Sự tra tấn khủng khiếp’

Ông hơi khẽ lắc đầu và khép đôi mắt khi được hỏi về những điều ông phải chịu đựng khi còn ở Trung Quốc.

“Ở Trung Quốc, vẫn còn rất nhiều học viên Pháp Luân Công còn đang phải chịu đau khổ”, ông nói.

Trong một bài phỏng vấn sau đó, ông kể về việc tra tấn không cho ngủ và những kiểu tra tấn khác, rất nhiều lần ông chứng kiến các học viên khác bị tra tấn như vậy.

“Mỗi khi bị bắt giữ, kinh nghiệm đầu tiên mà bạn có đó là bị đánh đập rất dã man”, ông nói qua một người phiên dịch.

Ông kể rằng các cai ngục quấn giẻ quanh đầu các học viên và đánh họ bằng gậy.

“Nếu họ không quấn đầu bạn lại, chỉ với vài cú đánh bạn sẽ chết”, ông nói.

Những trận đánh làm cho các nạn nhân không thể nghe hoặc nhìn rõ ràng, 5 giác quan của họ đều bị hỏng.

Ông kể về việc ĐCSTQ dùng mọi biện pháp tra tấn có thể nhằm khuất phục các học viên Pháp Luân Công, ép buộc họ ký “thư ăn năn” và chống lại các nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn của môn tập mà họ luôn xem như cơ sở của đạo đức con người.

“Họ lột trần bạn ra, trói bạn bằng 5 sợi dây thừng, rồi đánh bạn bằng những cây gậy tre”.

Các trận đòn đi kèm cấm ngủ, sự đau đớn và mệt mỏi được sử dụng kết hợp trong những lần tra tấn.

“Họ hỏi bạn có viết “thư ăn năn” hay không. Nếu không viết, họ sẽ tiếp tục đánh. Điều này kéo dài từ 1 đến 2 tháng”, ông nói, cho đến khi các nạn nhân này đạt đến giới hạn chịu đựng của họ.

Đồng thời, loa phóng thanh của cảnh sát Trung Quốc không ngừng phát các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công.

“Có quá nhiều học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng những sự tra tấn không thể nào tưởng tượng được”, ông nói về những người vẫn còn ở trong tù và trại cưỡng bức lao động tại Trung Quốc.

Ông Mingli cho biết ông đã nhìn thấy một học viên bị đánh bằng roi điện cho đến khi anh ta ngất xỉu. Anh ta được đưa đến bệnh viện. Các học viên khác bị đánh đến mức lột cả da đầu, nhưng không được chữa trị.

“Trái tim tôi cảm thấy rất…” Đối mắt nhắm lại, kìm nước mắt, ông đã không thể nói hết câu.

Ông Mingli bị đưa đến trại lao động cưỡng bức lần đầu vào năm 2001 cho đến tháng 3 năm 2003. Vào tháng 10 năm 2005, ông bị bắt cóc lần nữa, và bị giam cầm trong 6 năm.

Tháng 10 năm 2011, ông bước ra khỏi nhà tù Tilanqiao Thượng Hải và bay đến Canada vào ngày đầu tiên của năm 2012, sẵn sàng bắt đầu một cuộc đời mới.

(theo Đại Kỷ Nguyên)