Tờ Daily Caller cho biết, việc cựu tổng thống tấn công người đương nhiệm không phải là điều phổ biến, nhưng ông Barack Obama và phu nhân Michelle Obama đã nhiều lần công kích tổng thống Donald Trump, kể từ khi rời Nhà Trắng vào ngày 20/11/2017.
Theo Daily Caller, mặc dù các cựu tổng thống đôi khi chỉ trích người tiền nhiệm, nhưng vợ chồng cựu Tổng thống Obama đã phá vỡ tiền lệ khi đưa ra rất nhiều lời chỉ trích nhắm thẳng đến Tổng thống Trump. Hành động này được lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn.
Dưới đây là 11 lần cựu tổng thống Obama và phu nhân đa chỉ trích vị tổng thống kế nhiệm do tờ Daily Caller thống kê:
1. Ngày 1/1/2017, ông Obama đã lên án đề xuất về lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump, và nói rằng ông Trump “bị kích động” trước các cuộc biểu tình chống lại lệnh cấm nhập cảnh trên toàn quốc.
2. Tháng 5/2017, cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama bày tỏ sự thất vọng khi chính quyền Trump bắt đầu bãi bỏ các quy tắc buộc trường học cung cấp bữa ăn trưa lành mạnh hơn. Đây là điều mà bà đã ủng hộ trước đó với tư cách là Đệ nhất phu nhân nước Mỹ.
3. Một lần nữa vào tháng 5/2017, cựu Tổng thống Obama chỉ trích đề xuất xây dựng Bức Tường tại biên giới Mexico và Mỹ của Tổng thống Trump. Ông cho rằng Mỹ hay bất cứ quốc gia nào không nên vì vấn đề đó mà tự cô lập chính mình. Cựu tổng thống phát biểu: “Chúng ta không thể trốn đằng sau bức tường”.
4. Vào tháng 6/2017, ông Obama công kích Tổng thống Trump khi ông ra quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris.
5. Cũng trong tháng 6/2017, ông Obama lại tiếp tục chỉ trích tổng thống Trump và Đảng Cộng Hòa, vì chính quyền Trump đã ra quyết định bãi bỏ Đạo luật Obamacare. Đây là đạo luật mà cựu tổng thống đã ban hành, nhằm nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.
6. Vào tháng 7/2017, tại một quốc gia khác ngoài Mỹ, ông Obama lại một lần nữa chỉ trích hành động rút khỏi thỏa thuận Paris của Tổng thống Trump.
7. Vào tháng 9/2017, ông Obama gọi tổng thống Trump là kẻ độc ác trên một bài đăng Facebook. Lý do là vì Tổng thống đã đe dọa loại bỏ Chương trình Quyết Định Hoãn dành cho Trẻ em vào Mỹ (DACA) do cựu Tổng thống Obama ban hành trước đó.
8. Cũng trong tháng 9/2017, bà Michelle Obama lăng mạ các cử tri của ông Trump, khi nói rằng bà cảm thấy lo ngại cho bất kỳ người phụ nữ nào muốn bầu cho Tổng thống Trump.
9. Vào tháng 10/2017, ông Obama công kích nhóm tranh cử của Tổng thống Trump với lời phát biểu rằng, ông Trump đã giành chiến thắng trong chiến dịch của mình bằng “thợ lặn” và do đó không ai có thể quản lý được họ.
10. Trong tháng 5/2018, bà Michelle tuyên bố phụ nữ không nên ủng hộ Tổng thống Trump. Cựu Đệ nhất Phu nhân cũng nói thêm rằng, những người phụ nữ đã bỏ phiếu cho tổng thống cần phải phân tích “cách họ suy nghĩ về bản thân mình và những người khác”.
Michelle nói: “Tôi tự hỏi các cô gái trẻ đang mơ về điều gì, khi chúng ta vẫn đứng yên một chỗ trong lúc người có trình độ nhất đang chạy đua trong chiến dịch là một người phụ nữ. Và hãy nhìn xem những gì mà chúng ta đã làm để thay thế người đại diện đất nước”.
11. Cùng thời gian này, ông Obama khẳng định tổng thống Trump đang tạo ra một sai lầm lớn khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran. Thỏa thuận này được xem là một trụ cột di sản trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, thứ mà cựu tổng thống đã phải theo đuổi trong một thời gian dài mới có được bước tiến lớn.
Vì sao Tổng thống Trump xóa bỏ nhiều chính sách của chính quyền Obama?
Có thể thấy, Tổng thống Trump đã loại bỏ hoàn toàn các hệ thống và những trụ cột chính mang dấu ấn di sản của Obama trên nhiều lĩnh vực như thuế, kinh tế, y tế, chính sách đối ngoại, giáo dục, nhập cư và cả môi trường. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà ông trump muốn xóa bỏ các chính sách dưới thời Tổng thống Obama.
Mặc dù cựu Tổng thống Obama đã có công không nhỏ trong việc đưa kinh tế Mỹ phục hồi trở lại sau cuộc khủng hoảng trầm trọng năm 2008, nhưng di sản 8 năm mà vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ để lại cả về đối nội và đối ngoại thực sự là một thử thách không nhỏ cho người kế nhiệm.
Tỷ lệ thất nghiệp vào cuối nhiệm kỳ của ông Obama là 4,7%, trong đó đáng chú ý là tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động ở mức thấp nhất từ cuối năm 1970. Kể từ khi ông Obama nhậm chức, số việc làm trong ngành sản xuất ở Mỹ đã giảm khoảng 100.000 công việc. Nền kinh tế vẫn trì trệ với mức tăng trưởng thấp, chỉ hơn 2%. Tổng số nợ công của Mỹ năm 2016 là 19.000 tỷ USD, tăng thêm khoảng 9.000 tỷ USD. Tỷ lệ nợ trên GDP là rất đáng báo động, đầu nhiệm kỳ tỷ lệ này vào khoảng 50%, tới cuối nhiệm kỳ đã tăng lên 77%.
Hơn nữa, trong hai nhiệm kỳ của ông Obama, giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở Mỹ có lúc lên tới 4 USD/gallon vào năm 2011, từ mức 1,85 USD/gallon khi ông mới lên cầm quyền. Các chi phí sinh hoạt đều tăng, trong khi mức lương của người lao động gần như không tăng trưởng. Dân Mỹ nghèo đi thấy rõ với biểu hiện là có tới gần 50 triệu người Mỹ, tương đương khoảng 15% dân số, đăng ký trợ cấp thực phẩm (food stamp) vào năm 2016, so với 34 triệu vào lúc ông Obama mới nhậm chức (2009) và chỉ 26 triệu hồi năm 2007.
Trên bình diện quốc tế, vị thế của nước Mỹ suy yếu trước sự vươn lên của Đức và Liên minh Châu Âu ở Đại Tây Dương và Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Nga ở Trung Đông. Trong 8 năm cầm quyền, ông Obama để nước Mỹ tiếp tục sa lầy ở Afghanistan, Syria; sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Iraq và Syria; Triều Tiên ngày càng đẩy mạnh chương trình hạt nhân và tên lửa; ký thỏa thuận hạt nhân có lợi cho Iran, gây suy yếu quan hệ đồng minh với Ả Rập Saudi và Israel; để Trung Quốc tự do bành trướng ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Ông Trump nhậm chức với cam kết sẽ xóa bỏ mọi chính sách cả đối nội lẫn đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm, và sẽ bắt tay vào làm điều đó ngay từ những ngày đầu cầm quyền. Và ông Trump đã làm đúng như vậy. 20 tháng sau những lời hứa tranh cử, ông Trump đã khiến nước Mỹ và Thế giới thay đổi khá nhiều.
Tổng thống Trump đã đạt được thành quả kinh tế ấn tượng nhờ bãi bỏ hàng loạt quy định kinh tế không phù hợp dưới thời Obama để giải phóng sức sản xuất.
>> Kinh tế Mỹ quý 2 tăng 4,1% – Một mức đáng kinh ngạc
Kiên định thực thi sắc lệnh cấm di trú để đảm bảo an toàn cho nước Mỹ trước các mối đe dọa khủng bố từ các chiến binh Hồi giáo cực đoan cũng là điểm sáng đáng ghi nhận của chính quyền Trump. Với việc lệnh cấm di trú được áp dụng từ tháng 1/2017, đến tháng 5/2017, tỷ lệ nhập cư trái phép qua biên giới Hoa Kỳ giảm 64% so với năm 2016 và số lượng các vụ bắt giữ người vượt biên trái phép trong tháng cũng giảm 53%. Cho tới tháng 10, số người nhập cư vào Mỹ vẫn tiếp tục giảm.
Trên bình diện quốc tế, với 3 chuyến công du nước ngoài khắp Âu – Á, ông Trump đã lấy lại vị thế hàng đầu của nước Mỹ trong các sự vụ toàn cầu. Tổng thống Mỹ đã củng cố quan hệ đồng minh chặt chẽ hơn với các nước Israel, Ả Rập Saudi, Jordan… ở Trung Đông; Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines ở Đông Á; cũng như Úc và Ấn Độ….
Nhưng thành quả đáng chú ý nhất của ông Trump là đàm phán thành công với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp lịch sử ngày 12/6 vừa qua, trong đó đạt được cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Đây là một điều rất bất ngờ với cả thế giới!
Mặc dù ông Trump vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt trong suốt nhiệm kỳ của mình, nhưng như Phó Tổng thống Mike Pence viết trên tờ USA Today nhân kỷ niệm ngày ông Trump đắc cử rằng: “Đó là một năm thành công, và chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Với sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, tôi biết: Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
>>> Cựu nhân viên CIA: Ông Obama có kế hoạch phá hoại nước Mỹ
>>> Wikileaks: Chính quyền Obama chọn quan chức theo chủng tộc và tôn giáo
Tú Văn, theo FFA