Tinh Hoa

“Thế giới ẩn” chưa từng được biết đến ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học Anh đã phát hiện “thế giới ẩn” với loài chưa từng được biết đến ở độ sâu 2.400m dưới đáy đại dương ở Nam Cực.

Những sinh vật được phát hiện gồm cua, một loài bạch tuộc chưa từng được biết đến, sao biển, hàu, ốc sên, cỏ chân ngỗng biển…Nhiều sinh vật là hoàn toàn mới đối với khoa học. Chúng sống rất sâu dưới đáy đại dương, nơi không có nhiều ánh sáng.

Lý do những sinh vật này vẫn tồn tại khi sống ở độ sâu và tối như vậy có lẽ là vì khan hiếm thức ăn điều kiện sống khắc nghiệt – chúng được tìm thấy ở ngọn các núi lửa dưới biển – nơi được gọi là miệng phun thủy nhiệt (tại đây một luồng khói đen xuất hiện làm cho nhiệt độ tăng lên đến 380 độ C, đủ nóng nóng để làm tan chảy chì)

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Oxford và Southampton và Trung tâm khảo sát Nam Cực (Anh) đều cho rằng sự tồn tại của những sinh vật này trong điều kiện khó khăn như vậy sẽ giúp con người hiểu được nguồn gốc của sự sống và rằng liệu các loài này có thể tồn tại trên hành tinh nào khác không.

Trong số các loài sinh vật mới được phát hiện, loài cua Yeti được tìm thấy ở miệng phun thủy nhiệt dài khoảng 16m là loài có số lượng nhiều nhất được tìm thấy, với số lượng lên đến 600 cá thể. Không giống các loài cua khác, loài cua này có lông đầy ngực. Người ta cho rằng phần ngực đầy lông này là nguồn thức ăn của vi khuẩn.

Những loài sinh vật này được phát hiện nhờ thiết bị điều khiển từ xa được dùng trong thăm dò dầu khí, có gắn camera và thiết bị để lấy nước và các mẫu hóa chất nghiên cứu.

Các nhà khoa học đã bất chấp sự đe dọa của băng trôi và sóng cao 16m ở Nam Đại Dương (Southern Ocean), gần Nam Cực, để khám phá vùng biển này trong tám tuần vào năm ngoái.

Giáo sư Alex Rogers từ trường đại học Oxford (Anh), người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho hay: “Chúng tôi đã tìm thấy hầu hết các quần thể sinh vật mà trước đây chưa từng tìm thấy trên hành tinh và các loài này phát triển mạnh ở miệng phun thủy nhiệt”.

Mặc dù nhiệt độ ở miệng phun thủy nhiệt dưới đáy địa dương là rất cao, thường ở nhiệt độ đang sôi nhưng loài sinh vật lạ mới được phát hiện có khả năng làm mát nhiệt độ khu vực xung quanh (cách miệng phun thủy nhiệt vài trăm mét) xuống khoảng 20 độ C – nhiệt độ đủ cho các sinh vật sinh sống và tụ tập.

Miệng phun thủy nhiệt được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1977, một số miệng phun thủy nhiệt được phát hiện ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nhưng chưa bao giờ được phát hiện ở Nam Cực.

Kết quả nghiên cứu về những loài sinh vật lạ này đã được xuất bản trên tạp chí PLoS Biology.

Dưới đây là một số hình ảnh về “thế giới ẩn” dưới đáy đại dương Nam Cực:

Cỏ chân ngỗng và con hàu bám gần một miệng phun thủy nhiệt ở độ sâu 2.400 m gần Đông Scotia Ridge ở Nam Cực.

Cỏ chân ngỗng và hàu biển phát triển mạnh trong bóng tối, hút năng lượng từ sự phá vỡ các chất hóa học có độc tính cao được tìm thấy trong khói.

Loài bạch tuộc chưa từng được biết đến mới được phát hiện ở biển Nam Cực.

Loài cua được phát hiện gần miệng phun thủy nhiệt, với số lượng lớn lên đến 600 cá thể.

“Thế giới ẩn” dưới đáy đại dương được tìm thấy ở ngọn núi lửa dưới biển – nơi được gọi là miệng phun thủy nhiệt.

Mặc dù nhiệt độ ở miệng phun thủy nhiệt là rất cao nhưng các sinh vật lạ mới được phát hiện có khả năng làm nhiệt độ ở khu vực cách miệng phun vài trăm mét trở nên mát mẻ, xuống còn khoảng 20 độ C.

“Thế giới ẩn” dưới đáy đại dương được khai quật bằng một thiết bị điều khiển từ xa dùng trong thăm dò dầu khí.

Hình vẽ cho thấy vị trí của vùng Đông Scotia Ridge, Nam Cực

Huyền My (Theo Dailymail)